Trùng tang là gì? Góc nhìn khoa học về cách tính trùng tang
Bạn đã bao giờ nghe về hiện tượng trùng tang chưa? Trùng tang là gì? Góc nhìn khoa học về cách tính trùng tang như thế nào? Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được câu trả lời nhé.
Trùng tang là gì?
Trùng tang là như thế nào? Đây chính là hiện tượng mà trong gia đình có người thân vừa mất sau đó lại xảy ra liên tiếp những cái chết của người thân khác trong một khoảng thời gian ngắn. Thời gian này thường là sau 3 ngày an táng cho người mất trước hoặc trong vòng 49 ngày hay chưa hết xả tang thì lại có người qua đời.
Hiện nay, có không ít người cho rằng hiện tượng trùng tang này là một hiện tượng bí ẩn, khó lý giải và gia đình nào không may mắc phải hiện tượng này thì phải cậy nhờ thế giới tâm linh để hóa giải.
Trùng tang liên táng là gì?
Hiện tượng trùng tang liên táng được xem là khá nghiêm trọng bởi gia đình có người mất liên tiếp nhau, tang trùng tang. Liên táng ở đây có nghĩa chôn liên hoàn, liên tiếp. Thời gian thường xảy ra nhanh vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng lại có người chết, nhẹ thì có thể là vài người nhưng cũng không ít trường hợp nhiều người trong họ chết theo...
Bảng tính trùng tang - Cách tính trùng tang theo quan niệm cổ nhân
Có 2 cách để tình trùng tang như sau:
Cách tính thứ nhất:
Trùng tang có thể là thời gian lúc mất, trùng năm (như người tuổi Dần mất năm Dần), trùng ngày (như người tuổi Sửu mất ngày Sửu), trùng giờ (như người tuổi Ngọ mất giờ Ngọ).
Cách tính thứ hai:
Là tính trùng tang theo cách lập bảng sau dễ nhớ và theo 4 bước:
- Bước 1: Đầu tiên tính tuổi chết theo chẵn chục (10, 20...) khi hết tuổi chẵn tính tiếp các tuổi lẻ theo thứ tự 1,2,3...đến tuổi mất, tính đến đâu thì ghi lại cung đó.
- Bước 2: Sau đó tính tiếp đến tháng chết vào cung ngay sau cung tính năm, khởi từ tháng Giêng, ghi lại cung đó.
- Bước 3: Tính tiếp đến ngày chết vào cung ngay sau cung tính tháng khởi từ ngày mùng 1, ghi lại cung đó.
- Bước 4: Sau cùng đến giờ chết vào cung ngay sau cung tính ngày khởi từ Tý, ghi lại cung đó. Chú ý giờ âm lịch chỉ chia một ngày ra 12 giờ: Tý (23-01 giờ), Sửu (01-03 giờ)... Hợi (21-23 giờ).
Sau khi tính xong thì đưa ra kết luận.
Nếu căn cứ vào phép tính Trùng tang như trên thì cả nam và nữ những người chết mà có tuổi âm lịch (bằng năm dương lịch hiện tại - năm sinh theo dương lịch + 1) bằng: 10, 13, 16, 19, 22, 25, 28, 31, 34, 37, 40, 43, 46, 49, 52, 55, 58, 61, 64, 67, 70, 73, 76, 79, 82, 85, 88, 91… sẽ rơi vào trùng tang. Từ đó quy nạp ngược lại theo hệ Can Chi thì những người có tuổi: Tý, Ngọ, Mão, Dậu nếu chết vào một trong các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì rơi vào trùng tang hoặc: Dần, Thân, Tỵ, Hợi nếu chết vào một trong các năm Dần, Thân, Tỵ, Hợi thì rơi vào trùng tang hoặc Thìn, Tuất, Sửu, Mùi nếu chết vào một trong các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi có nghĩa là sẽ bị trùng tang.
Trùng tang có thật không? Góc nhìn khoa học về trùng tang
Theo quan niệm Phật giáo
Theo quan niệm Phật giáo thì không có hiện tượng trùng tang. Tinh thần của đạo Phật luôn cho rằng việc sinh, tử hoàn toàn do nghiệp đã tạo ra ở kiếp trước. Đối với những bậc Thánh nhân đã đắc đạo, sớm thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi thì đã tự tại với việc sinh tử. Còn với con người là những bậc phàm phu tục tử thì vẫn còn phải chịu kiếp luân hồi và sinh hay tử là hai hiện tượng bình thường trong tiến trình luân hồi đó.
Dưới góc nhìn khoa học
Theo các nhà khoa học thì hiện tượng trùng tang chỉ là một hiện tượng mang tính ngẫu nhiên. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng, hiện tượng trùng tang tương tự như một loài vật sống ký sinh trên xác người chết phạm vào giờ trùng. Đó chính là một trường năng lượng xấu tồn tại cùng với trường năng lượng của người chết phạm trùng.
Theo ý kiến của các nhà khoa học thì "Vì trong mối quan hệ này không có sự tiếp xúc xác thịt trực tiếp giữa hài cốt người chết và tần số của trùng nên tất yếu phải có phần sóng vô hình của đôi bên tham gia vào. Đó có thể là một hiện tượng cộng hưởng sóng mang tính chất huyết thống, dòng họ. Do tần số đôi bên khác nhau nhiều, nên theo lý thuyết về nhạc, loại cộng hưởng này mang tên cộng hưởng Harmonic (tần số này là bội số của tần số kia). Đó là cơ chế cộng hưởng Harmonic hình thái huyết thống". Chính vì thế cũng có thể lý giải được hiện tượng trùng tang chỉ xuất hiện ở những người cùng huyết thống với người chết còn con dâu, con rể trong nhà thì không bị ảnh hưởng. (Theo vietnamnet.vn).
Có thể thấy hiện tượng trùng tang không phải là một hiện tượng quá đáng sợ như nhiều người vẫn thường nghĩ. Những gia đình đang cho rằng họ bị trùng tang cần có cái nhìn đa góc độ hơn để không bị các "thầy bà" dựa vào đó để lập đàn cúng tế, hóa giải gây nên tốn kém, hoang mang.
>>> Xem thêm:
- Chim lợn kêu báo hiệu điều gì? Có phải điềm xấu không?
- Chim bay vào nhà là điềm gì? Báo hiệu điều tốt hay xấu?
- Cú mèo bay vào nhà, đậu trước nhà có điềm gì không?
- Lời chia buồn đám tang cảm động, hình ảnh thành kính chia buồn
- Mâm cúng, vàng mã, bài cúng 100 ngày cho người mới mất
- Bài văn khấn đốt vàng mã cho người mất chuẩn nhất
- Đi đám ma về nên làm gì? Những điều cần làm sau khi đi đám tang về
- Cúng thất là gì? Mẫu văn khấn, lễ vật cúng tuần đầu cho người mới mất
- Cầu cơ là gì? Hình ảnh bàn cầu cơ
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết được trùng tang là gì cũng như góc nhìn khoa học về cách tính trùng tang. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.
Xem thêm
Con vịt vàng trên FB là gì? Trend ảnh avatar con vịt vàng là gì?
Trap là gì? Trap là gì trên Facebook? Trap boy, trap girl là như thế nào?
9240 là gì? Ý nghĩa đặc biệt của số 9240 trong tình yêu
Chân vòng kiềng là gì? Nguyên nhân, nhận biết và cách chữa
Thanh xuân là gì? Định nghĩa, ý nghĩa của thanh xuân là gì?
In4 là gì? Xin In4 có nghĩa là gì trên Facebook?
Layoff là gì? Cần làm gì khi bị layoff?
Gió heo may là gì, vào tháng mấy? Những câu nói, vần thơ hay về gió heo may
Mã OTP là gì? Smart OTP là gì? Cách lấy mã OTP ngân hàng