Tạm khóa báo có là gì? Cách tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng
Tạm khóa báo có là một cụm từ đang gây "xôn xao" trên mạng xã hội trong thời gian gần đây, tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều người không biết tạm khóa báo có là gì, tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng là như thế nào. Hãy cùng VnAsk tìm hiểu về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây nhé!
Tạm khóa báo có là gì?
Trong thời gian gần đây, các nghiệp vụ ngân hàng, các cụm từ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng đang được rất nhiều người quan tâm. Xuất phát từ livestream của doanh nhân Phương Hằng - người thời gian gần đây đang rất nổi tiếng trên mạng xã hội, cụm từ tạm khóa báo có trở thành một cụm từ "hot" về ngành ngân hàng mà nhiều người muốn tìm hiểu. Vậy tạm khóa báo có là gì?
Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, tạm khóa báo có vào tài khoản nghĩa là tạm thời khóa tài khoản thanh toán, tạm dừng tất cả các giao dịch tại thẻ trong trường hợp chủ tài khoản thông báo thẻ bị mất cắp hoặc xuất hiện các cuộc giao dịch mạo danh.
Điều này có nghĩa là khi được chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) yêu cầu hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán sẽ thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán. Khi người dùng yêu cầu tạm khóa báo có thì sẽ không thể nhận được tiền chuyển vào cho đến khi tài khoản được mở trở lại.
Ngoài ra, nếu trong thời gian tạm khóa báo có mà có người chuyển khoản vào tài khoản thì ngân hàng sẽ hạch toán treo các khoản này. Thông thường sau 2 - 3 ngày làm việc nếu tài khoản người nhận không mở và không có yêu cầu ghi có của người chuyển tiền thì tiền sẽ được đẩy trở về tài khoản của người gửi. Tiền chỉ vào được tài khoản khi và chỉ khi: Tài khoản được mở lại (mà tiền chưa chuyển trả người gửi) và có yêu cầu của người chuyển tiền là đồng ý tiếp tục ghi có (chuyển tiền) cho tài khoản đó.
Hầu hết các trường hợp tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng thường xuất phát từ những nguyên nhân như thẻ bị mất cắp, phát hiện các cuộc mạo danh là nhiều nhất. Ngoài ra, tài khoản cũng có thể tạm khoá khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý, hoặc khi phía ngân hàng phát hiện lỗi giao dịch.
Khi nào tài khoản bị thông báo tạm khóa báo có?
Trong một số trường hợp dưới đây, chủ tài khoản dù không yêu cầu vẫn sẽ nhận được thông báo tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng:
- Khi xuất hiện những sai sót giữa các chủ tài khoản dùng chung.
- Khi có văn bản yêu cầu và quyết định thẩm tra tài khoản của cơ quan pháp lý.
- Khi phía ngân hàng nhận được các báo cáo về quá trình thanh chuyển khoản xảy ra nhầm lẫn. Lúc này số tiền được báo lỗi và tài khoản khách hàng có thể bị phong tỏa.
Trong trường hợp này, cách nhanh nhất để bạn có thể sử dụng lại tài khoản một cách bình thường đó là liên hệ trực tiếp với ngân hàng bạn đang sử dụng dịch vụ để được nhân viên ngân hàng hỗ trợ.
Cách tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng
Hiện nay, các thủ đoạn lừa đảo, ăn cắp thông tin thẻ ngân hàng đang ngày càng trở nên tinh vi, vì vậy, khi thấy có những dấu hiệu hoặc giao dịch bất thường trên tài khoản, bạn nên thực hiện tạm khóa báo có tài khoản ngân hàng của mình. Cách tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng Vietcombank, Techcombank, BIDV, Vietinbank... hầu hết đều thực hiện theo một trong số những phương án sau:
Cách 1: Liên hệ trực tiếp hotline của ngân hàng để thông báo tạm khóa một phần hoặc tất cả các giao dịch trên thẻ.
- Hotline Vietcombank: 1900545413
- Hotline Techcombank: 1800588822
- Hotline BIDV: 19009247 hoặc 02422200588
- Hotline Vietinbank: 1900558868
- Hotline Agribank: 1900558818
- Hotline VPBank: 1900545415 hoặc 024.3928.8880/ 1800545415 hoặc 024.7300.6699 (dành cho KH VIP)
- Hotline TPBank: 1900585885
- Hotline VIB: 18008180 hoặc 18008195
- Hotline ACB: 1900545486
>>> Xem thêm:
- Số tổng đài ngân hàng Sacombank, hotline chăm sóc khách hàng Sacombank
- Số tổng đài ngân hàng Quân đội MB Bank, hotline MB Bank CSKH
Cách 2: Nếu như bạn sử dụng Internet Banking hoặc Mobile Banking, bạn cũng có thể khóa thẻ của mình khi có nghi ngờ giao dịch bất thường bằng cách:
Bước 1: Đăng nhập vào trang web hoặc ứng dụng ngân hàng của bạn.
Bước 2: Chọn mục Thẻ -> lựa chọn thẻ cần khóa -> bấm chọn Khóa thẻ.
Sau khi kiểm tra lại các thông tin bảo mật thẻ của mình xong, bạn có thể gọi điện lên ngân hàng để được nhân viên ngân hàng hỗ trợ mở lại thẻ giúp việc giao dịch diễn ra bình thường.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ tạm khóa báo có là gì cũng như biết được làm thế nào để tạm khóa báo có vào tài khoản ngân hàng. Để tham khảo thêm các thông tin hỗ trợ bạn sử dụng tài khoản và giao dịch tại ngân hàng hiệu quả, hãy truy cập ngay nhé! Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau!
Tham khảo thêm
- Ngân hàng có làm việc thứ 7 không? Ngân hàng nào làm việc thứ 7?
- Sao kê ngân hàng là gì? Cách lấy bản sao kê tài khoản ngân hàng
- Mã OTP là gì? Smart OTP là gì? Cách lấy mã OTP ngân hàng
- BIDV có làm việc thứ 7 không? Giờ & lịch làm việc ngân hàng BIDV
- Techcombank có làm việc thứ 7 không? Giờ làm việc, lịch làm việc Techcombank
Xem thêm
Niêm yết là gì? Danh sách công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Giá hồ tiêu trực tuyến ngày hôm nay mới nhất
VN-INDEX là gì? Chỉ số VN-INDEX là gì? Có ý nghĩa gì?
Cổ phiếu Blue chip là gì? Nhóm các cổ phiếu Blue chips 2024 trên sàn Hose
Hướng dẫn sử dụng dịch vụ SMS Banking cho khách hàng Agribank
Sao kê ngân hàng là gì? Cách lấy bản sao kê tài khoản ngân hàng
Midcap là gì? Cổ phiếu midcap là gì trong chứng khoán?
Giá vàng tây 18K, 14K, 10K hôm nay tăng hay giảm?
Lệnh ATC, phiên ATC, giá ATC trong chứng khoán là gì?