Tại sao lại có ngày nhuận 29/2?
Tại sao lại có ngày nhuận 29/2?
Ngày 29/2 chỉ xuất hiện sau 4 năm và được gọi là ngày nhuận. Vậy tại sao có ngày nhuận? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của VnAsk để cùng tìm hiểu xem ngày nhuận là gì nhé.
1. Tại sao có ngày nhuận?
Trái đất quay quanh Mặt trời một vòng là 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Dương lịch chúng ta sử dụng hiện nay coi một năm có 365 ngày, số thời gian dư ra cứ 4 năm có thể tích lũy thành 1 ngày. Ngày đó theo quy ước là vào tháng 2. Như vậy tháng 2 đã có thêm 1 ngày nhuận chính là ngày 29/2.
2. Tại sao có tháng nhuận?
Tháng nhuận là cách tính theo Âm lịch, lịch Mặt trăng. Âm lịch coi 354 ngày là một năm, thời gian dư ra cứ 3 năm tích lũy thành một tháng. Tháng dư này được cộng vào thời gian của một năm nên gọi là tháng nhuận.
3. Tại sao có năm nhuận?
Năm nhuận chính là cách gọi một năm Dương lịch có ngày nhuận, hoặc năm Âm lịch có tháng nhuận.
Dương lịch cứ 4 năm thì có 1 năm nhuận.
Âm lịch cứ 3 năm có 1 năm nhuận, 5 năm có 2 năm nhuận, 19 năm có 7 năm nhuận...
4. Cách tính năm nhuận
Muốn biết năm nào của Dương lịch là năm nhuận thì ta chỉ cần lấy số biểu của năm đó đem chia cho 4 mà vừa đủ thì năm đó là năm Dương lịch có nhuận tháng 2 thêm 1 ngày thành 29 ngày. Vì thông thường tháng 2 Dương lịch chỉ có 28 ngày mà thôi. Ví dụ: Năm 1996 thử xem có phải năm nhuận không? Ta lấy số biểu năm Dương lịch 1996 chia cho 4 thì vùa đúng 499 lần. Như thế là năm 1996 là năm có nhuận.
Như vậy chúng ta đã hiểu được năm nhuận là gì và tại sao có ngày nhuận rồi nhé. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người biết thêm về kiến thức bổ ích về thiên văn này cho mình nhé. Chúc các bạn luôn am hiểu những kiến thức này.
Theo lịch Gregorius - loại lịch tiêu chuẩn hiện nay được dùng trên hầu khắp thế giới thì những năm nào chia hết cho 4 được coi là năm nhuận. Trong năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày thay cho 28 ngày. Cứ 4 năm lại có thêm 1 ngày vào lịch bởi vì 1 năm dương lịch dài khoảng 365 ngày và 6 giờ (4 x 6 = 24 giờ = 1 ngày).
Những điều thú vị về năm nhuận mà bạn chưa biết
1. Liên quan đến thiên văn
Như chúng ta đã biết, Trái Đất mất khoảng 365,2422 ngày để quay hết 1 vòng quanh Mặt Trời. Do đó con người thường phải thêm 1 ngày vào năm nhuận trong lịch Gregorius để cân bằng lại các tháng trong năm dương lịch.
Ngoài ra, vẫn có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc này vì một năm dương lịch ngắn hơn 365,25 ngày một chút. Những năm chia hết cho 100 chỉ được coi là năm nhuận nếu chúng cũng chia hết cho 400. Ví dụ, 1600 và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận. Tương tự như vậy, 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận nhưng 2400 và 2800 là các năm nhuận. Theo nguyên tắc này thì trung bình một năm có 365 + 1/4 − 1/100 + 1/400 = 365,2425 ngày, tức là 365 ngày 5 giờ 49 phút và 12 giây.
2. Cứ 4 năm có một lần
Ngày 29 tháng 2 là ngày thứ 60 trong một năm nhuận của lịch Gregory. Theo định nghĩa, năm nào có ngày này là một năm nhuận. Nó chỉ xuất hiện mỗi 4 năm một lần như 2004, 2008, 2012, 2016, 2020, 2024... Đặc biệt năm nào có số chỉ năm chia hết cho 100 nhưng không chia hết cho 400 không phải là năm nhuận, ví dụ như các năm 1700, 1800, 1900, 2100, v.v. chỉ có 365 ngày.
3. Năm nhuận trong thời cổ
Trước khi Julius Caesar nắm quyền kiểm soát đế chế La Mã, châu Âu tính dương lịch theo 355 ngày. Tháng nhuận này được tạo ra bằng cách chèn thêm 22 ngày trước 5 ngày cuối cùng của tháng Hai, tạo ra tháng nhuận có 27 ngày. Nó bắt đầu khi tháng Hai bị cắt ngắn còn 23 hay 24 ngày, vì thế nó có tác dụng thêm vào 22 hay 23 ngày đối với năm thường, tạo ra năm nhuận có 377 hay 378 ngày.
Từ năm 45 TCN, tháng 2 trong những năm nhuận có hai ngày được gọi là "ngày thứ sáu trước lịch của tháng 3". Ngày dư ra nguyên thủy là ngày thứ hai trong những ngày được gọi như vậy, nhưng từ thế kỷ 3 nó đã là ngày đầu tiên. Từ đó có thuật ngữ ngày nhuận cho ngày 24 tháng 2 trong năm nhuận.
Để đơn giản hoá mọi thứ, Caesar và nhà thiên văn học Sosigenes đã tạo ra một lịch mới và thêm một ngày vào lịch cứ bốn năm một lần. Ngày này sau đó được quyết định đưa vào tháng Hai.
Giáo hoàng Gregory XIII và các nhà thiên văn học thời bấy giờ đã quyết định cải tiến lịch Gregorian vào năm 1582 trong đó xác định một năm không dài (năm thiên văn) đúng chính xác 365,25 ngày.
4. Tại sao tháng Hai lại chỉ có 28 ngày
Dưới thời trị vì của Julius Caesar, tháng Hai ban đầu có 30 ngày trong khi tháng Tám có 29 ngày. Tháng Bảy (July) được đặt theo tên ông có 31 ngày.
Sau khi người kế vị Caesar Augustus lên ngôi, để biểu hiện sự uy nghiêm cũng như muốn lưu danh sử sách, Augustus đã quyết định lấy thêm hai ngày của tháng Hai và bù đắp vào tháng Tám (August), tháng sinh nhật của ông rồi đặt tên là August còn sử dụng cho tới ngày nay.
Chân dung Caesar Augustus
Do hám danh, muốn tự đề cao mình mà lịch dương lúc bấy giờ có 3 tháng đủ liền nhau (tháng 7, 8, 9). Để giải quyết điều không ổn đó, Augustus lấy một ngày của tháng 9 đưa sang tháng 10, và lấy một ngày của tháng 11 đắp vào tháng 12. Vì thế dương lịch mà ta đang dùng có 7 tháng đủ mỗi tháng có 31 ngày là các tháng 1, 3, 5, 7, 8, 10, 12. Như vậy sự xộn lộn của lịch dương ngày nay có nguồn gốc từ lòng hẹp hòi của người xưa.
5. Phụ nữ được quyền "cầu hôn" cánh mày râu vào ngày 29/2
Theo truyền thuyết vào thế kỷ thứ V khi một nữ tu sỹ người Ireland tên là St Bridget đã phàn nàn với thần hộ mệnh của nước này, thánh Patrick về việc người phụ nữ phải đợi chờ quá lâu để "nửa kia" buông lời cầu hôn. Thánh Patrick sau đó đã quyết định chọn ngày 29/2 là ngày phụ nữ có thể "cầu hôn" với nam giới để đi tới bến bờ hạnh phúc.
Năm 1288, Scotland đã thông qua đạo luật cho phép phụ nữ được cầu hôn nam giới trong năm nhuận.
6. Điều gì xảy ra khi bạn sinh vào ngày 29/2?
Cơ hội để bạn sinh ra vào ngày 29/2 là 1/1.461. Họ được gọi là "leaper" hay "leaping". Những người này có thể chọn lựa ngày 28/2 hoặc 1/3 các năm để làm ngày sinh nhật thay thế nếu như không muốn phải 4 năm mới được tổ chức sinh nhật một lần.
7. Có bao nhiêu người sinh ra vào ngày 29/2?
Giáo hoàng Paul III
Có xấp xỉ khoảng 4,1 triệu người trên thế giới sinh ra vào ngày 29/2. Một số người nổi tiếng đáng chú ý sinh ra vào ngày này như Giáo hoàng Paul III (1468), nhà thơ John Byrom (1692), nhà soạn nhạc người Ý Gioachino Rossini và diễn giả người Mỹ Tony Robbins (1960).
8. Sự kiện Olympics, bệnh hiếm và đám cưới
Thế vận hội mùa hè Olympic 2016 được tổ chức tại Rio de Janeiro vào tháng Tám năm 2016 được lấy theo chu kỳ 4 năm/lần của năm nhuận.
Ngày 29/2 cũng là ngày kỷ niệm Bệnh hiếm gặp. Ngày này được giới thiệu lần đầu tiên vào 2008 khi một nhóm bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh hiếm gặp đến từ nhiều nước khác nhau tụ hội lại và tổ chức một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng.
Tại Hy Lạp, các cặp đôi thường tránh né năm nhuận bởi quan niệm cho rằng đây là một năm xấu.
9. Lịch khác và năm nhuận
Trong lịch hiện đại của người Iran, một năm dương lịch sẽ có thêm 8 ngày nhuận cứ mỗi 33 năm một lần.
Đối với lịch của người Ấn Độ, những tháng trong nửa đầu năm đều có 31 ngày trong khi nửa cuối năm sẽ có 30 ngày. Bộ lịch này được sử dụng chung với lịch Gregorian.
Xem thêm
Ngày tốt sửa nhà, làm nhà mới 2024
Hướng dẫn cách sử dụng Google Calendar trên điện thoại hiệu quả nhất
Ngày đẹp tháng 8 năm 2024: Ngày tốt trong tháng 8 Dương năm 2024 là ngày nào?
Lịch tháng 5: Lịch âm tháng 5, lịch vạn niên tháng 5
Lịch âm dương - Lịch vạn niên - Âm lịch hôm nay
Năm 2025 có nhuận không? Nhuận tháng mấy? Âm hay Dương?
Năm 2022 có nhuận không? Năm 2022 nhuận trong tháng mấy?
Ngày tốt tháng 1 năm 2023: Tháng 1 Dương ngày nào đẹp?
Rạng sáng là mấy giờ? Rạng sáng ngày mai là khi nào?