Những tố chất cần có để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt
Những tố chất cần có để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt
Một giáo viên dạy giỏi và một giáo viên chủ nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Tố chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm là tố chất của một con người có tâm và con người biết hành động. Mời cá bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để thấy được những tố chất cần có để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt nhé.
1. Tố chất cần có để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt
CHỮ “UY” VÀ CHỮ “TÂM”
Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc kế hoạch hóa. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hóa do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn và không có sách nào dạy. Mà phải lao vào làm. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai hay chưa phù hợp thì phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ bỏ theo quy trình: Xây dựng kế hoạch – thực hiện kế hoạch – kiểm tra kế hoạch – tổng kết và vạch kế hoạch mới. Bên cạnh đó, rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình, sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ cán bộ học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò. Đó là lời nói, việc làm, hành động; là trang phục, tư thế tác phong, cách thức cư xử… và sự hấp dẫn trong từng tiết học của thầy của giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh chữ “uy” thì phải nói tới chữ “tâm” của giáo viên chủ nhiệm. Chữ “tâm” được hiểu ở đây là lòng thương yêu trẻ đích thực, là lòng tâm huyết với công việc của mình. "Người giáo viên chủ nhiệm cần phải quản lý lớp, giáo dục học sinh bằng tình yêu thương. Kinh nghiệm nhiều nhà giáo rút ra là: Học sinh yêu quí thầy cô nào thì sẽ thích học thích vâng nghe theo lời thầy cô ấy.
LÀM GƯƠNG
Trong lớp học, giáo viên chủ nhệm là người để học sinh noi theo. Cách hành động, suy nghĩ, cư xử của giáo viên sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ huynh về giáo viên. Một giáo viên vừa là giáo viên chủ nhiệm đồng thời là giáo viên bộ môn; vì vậy, khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều có những tác phong làm gương cho học sinh. Soạn bài trước khi đến lớp, theo tôi, chỉ khi nào thầy cô cảm thấy hứng thú với bài dạy thì sự hứng thú đó mới lây truyền sang học sinh. Sự hứng thú này đi đôi với việc soạn bài trước và có một chương trình trước cho những gì phải làm trong giờ học thay vì một thái độ "tùy cơ ứng biến". Giáo vên cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu, đồ dùng dạy học trước khi dạy. Người dạy càng tận tâm thì học sinh càng cố gắng học. Khi lên lớp, giáo viên cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu, hợp với trình độ học sinh. Một điều rất quan trọng là giáo viên cần biết lắng nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô dù bận rộn cũng phải lắng nghe. Có như vậy khi thầy cô nói các em mới chú ý nghe trở lại. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm phải biết thông cảm và chia sẻ những khó khăn của học sinh; trả lời những câu hỏi của các em một cách thấu đáo (nếu chưa có câu trả lời, hứa sẽ tìm câu trả lời chính xác). Đồng thời, cho học sinh biết là các em có thể điện thoại cho thầy cô để nói chuyện hay hỏi bài vở (cách làm bài, giải thích chữ khó, cách trả lời …); hỏi về những khó khăn trong đời sống, những khó khăn ở trường… giúp các em giải quyết những khó khăn này. Thêm nữa, trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu lòng nhân ái.
2. Quy trình công việc của giáo viên chủ nhiệm
Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, các chủ nhiệm lớp cần:
A. Trong năm học
1. Đầu năm học:
Nắm vững đặc điểm học sinh trong lớp.
Hình thành tổ chức lớp.
Thảo luận nội quy và các quy định khác của nhà trường.
Xây dựng kế hoạch và các chỉ tiêu phấn đấu cho từng tháng, từng học kì, toàn năm học của lớp.
2. Giữa học kỳ I:
Theo dõi giáo dục học sinh.
Ghi kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trong 2 tháng đầu năm.
3. Cuối học kì I:
Xếp loại 2 mặt giáo dục HS.
Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh lớp.
4. Cuối năm học:
Xếp loại 2 mặt giáo dục học sinh.
Tổ chức Hội nghị cha mẹ học sinh lớp.
Hướng dẫn phụ huynh và học sinh làm hồ sơ xét tốt nghiệp THCS, tuyển sinh vào lớp 10 THPT (khối 9).
Hướng dẫn học sinh làm hồ sơ thi đại học, cao đẳng và THCN (khối 12).
Yêu cầu HS trả SGK, sách tham khảo cho thư viện.
Bàn giao cho văn thư-lưu trữ của trường các loại hồ sơ, sổ sách chủ nhiệm sau khi đã hoàn chỉnh đầy đủ.
B. Hàng tháng
Lên kế hoạch của lớp trong tháng và phổ biến cho HS trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm đầu tháng.
Trong tháng: Tổ chức học sinh thực hiện kế hoạch của lớp.
Cuối tháng: Sơ kết công tác trong tháng.
C. Hàng tuần:
Đôn đốc, nhắc nhở HS xếp hàng, chào cờ, hát quốc ca, dự lễ chào cờ đầu tuần.
Nhận kế hoạch hàng tuần của nhà trường để bàn bạc và triển khai trên lớp.
Kiểm điểm tình hình lớp trong tuần.
D. Những công việc khác:
Phối hợp chặt với Đoàn TNCSHCM nhà trường và chi đoàn lớp.
Tham gia quản lý học sinh học môn GDQP và an ninh.
Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Những tố chất cần có để trở thành một giáo viên chủ nhiệm tốt. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Tài liệu.
Xem thêm
D04 gồm những môn nào? Các ngành và trường xét khối D04
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất
Kinh nghiệm chụp ảnh kỷ yếu mầm non đẹp nhất cho các bé
Mô hình trang trí lớp học Tiểu học
Khoan thư sức dân nghĩa là gì?
Top trường đại học tốt nhất Việt Nam, danh sách các trường đại học top đầu VN
Cách giải quyết tình huống trong giao tiếp
Toán Văn Anh là khối gì? Làm nghề gì? Thi trường gì?
Kịch bản dẫn chương trình lễ Tri ân và Trưởng thành 2024