Những kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài

Cập nhật: 16/07/2024
Những kiêng kỵ vào ngày vía Thần Tài khiến gia chủ mất hết tài lộc

1. Không tịnh sái sạch sẽ tượng Thần Tài và Ông Địa trước khi bắt đầu lễ cúng

1.

Theo quan niệm dân gian, việc tịnh sái hay chính là làm sạch cho tượng thần cũng như lau dọn ban thờ là việc cực kỳ quan trọng, nó thể hiện sự tín ngưỡng tâm linh của gia chủ, cũng nhờ đó mà gia chủ được thần linh phù hộ, làm ăn gặp nhiều may mắn, tài lộc đủ đầy. Nên dùng nước hoa bưởi hoặc nước gừng hoặc có điều kiện thì nên dùng Túi Lộc Tẩy Uế để làm sạch cho ông Thần Tài và ông Địa cũng như toàn bộ ban thờ.

Sau khi làm sạch cho các tượng thần xong, đừng quên dùng khăn khô lau sạch nước rồi mới đặt lên ban thờ, tránh để tượng thần còn ướt nước đã vội cúng cầu. Những đồ thờ cúng phong thủy khác cũng đươc lau dọn sạch sẽ thường xuyên, tốt nhất là dọn rửa mỗi tuần, mỗi tháng chứ đùng chờ đến dịp thờ cúng lớn. Những đồ đặt lên ban thờ chớ nên để bám bụi lâu ngày, đây là điều kiêng kỵ mà các bạn nên nằm lòng nếu đã thờ cúng trong nhà.

2. Bài trí ban thờ Thần Tài lộn xộn

2.

Việc thờ cúng có những quy tắc riêng, không hề giống như việc sắp xếp đồ đạc trong nhà, cứ hợp lý thuận tiện là được. Gia chủ khi sắp xếp ban thờ Thần Tài cần phải lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng trên ban thờ, không được xếp đặt tùy tiện.

Tính theo hướng nhìn của ban thờ, chính giữa ban thờ là Thần Tài là bát nhang. Bên trái là tượng Thần Tài, bên phải là ông Thổ Địa, chính giữa là ngài Triệu Công Minh. Vị trí của 3 ngài tuyệt đối không được hoán đổi cho nhau. Sau đó gia chủ nhớ đặt 3 hũ bao gồm: rượu, gạo và muối. Hũ rượu để bên phía ông Thần Tài, hũ gạo và muối để phía ông Địa.

Các bạn có thể thay thường xuyên tùy điều kiện, nếu không thì có thể để tới cuối năm đem rải bỏ cái cũ và thay cái mới vào. Không thể thiếu là đĩa hoa quả đặt trước bát hương nhưng lưu ý sắp mâm đùng để cao vượt quá bát hương, tiếp đến là lọ hoa đặt bên phải ban thờ. Có thể đặt thêm 1 bát nước đầy phủ cánh hoa hồng bên trên để chiêu tài với quan niệm phía trước ban thờ tức Minh Đường tụ thủy thì sẽ sinh tài.

3. Đặt ban thờ gần những nơi không sạch sẽ

3.

Trong việc thờ cúng, một trong những quy tắc đặc biệt cần lưu ý chính là đặt ban thờ ở nơi sạch sẽ. Nếu gia chủ không để tâm mà đặt ban thờ gần nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi đồ … thì không gian thanh tịnh nơi thờ cúng sẽ bị vấy bẩn bởi uế khí, tạp khí, chưa kể gia chủ còn bị thần linh quở trách, không cho tài lộc như ý.

4. Dùng đèn nháy, bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến

4.

Dù xã hội đã thay đổi, có nhiều đồ thờ cúng mới ra đời cho phù hợp với thời đại, nhưng gia chủ cần phải biết trong ngày cúng vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng, việc dùng đèn nháy, đèn điện thay cho nến hay đèn dầu là điều kiêng kỵ. Bởi lẽ dùng bóng đèn điện hay đèn nháy có thể sinh ra những trường khí không tốt, ảnh hưởng đên việc thờ cúng nên tuyệt đối nên tránh.

5. Nói tục, chủi bậy, đánh chửi nhau trong ngày cúng vía Thần Tài

5.

Trong ngày làm lễ cúng vía Thần Tài, gia chủ nên lưu ý chớ nên sinh sự, gây chuyện cãi vã, đánh chửi, mắng mỏ nhau, gia đạo bất an thì thần linh quở phạt. Trong khi làm lễ, trước và sau khi cúng lễ không được chửi mắng người khác, nói nhưng lời thô tục kẻo thần Phật mất lòng, khiến cho việc làm ăn thất bát, tài lộc tiêu tán hết.

6. Cúng ngoài trời

6.

Nhiều người làm lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa được coi là không tốt. Tốt nhất ở nhà riêng gia chủ nên đặt mâm cúng trong nhà.

Người làm kinh doanh thờ thần Tài cũng nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân "thổ địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng giữ của cho gia chủ.

7. Đem lộc cúng vía Thần Tài cho người ngoài

7.

Nhiều nhà có thói quen sau khi thắp hương, cúng lễ xong xuôi sẽ chia lộc, tán lộc cho người khác. Tuy nhiên, đây lại là một trong những điều cấm kỵ trong ngày vía Thần tài. Người ta cho rằng, nếu lộc trong ngày này mà chia cho người ngoài, tức không phải là người thân của mình thì lộc sẽ đi ra ngoài hết.

Muối gạo sau khi cúng lễ sẽ được gia chủ cất đi, còn nước thì đứng hắt từ ngoài vào trong nhà mình ngụ ý tài lộc chỉ đi vào nhà chứ không đi ra, giữ nguyên tài lộc cho gia đình.

8. Phải luôn ghi nhớ thực hiện làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài nếu thiếu là đại kỵ

8.

Sau khi cúng Thần Tài, còn cần phải làm nghi lễ tiếp nhận Thần Tài thì mới đủ lệ bộ, đủ điều kiện để đón tài lộc trong năm mới.

Theo quan niệm dân gian, sau khi tiếp nhận Thần Tài, gia chủ thường sẽ đi bộ về phía sau nhà khoảng 3, 8, 13, 18, 23, 28, 33 hoặc 38 bước chân. Điều này tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình.

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Trên đây VnAsk.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Những kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài. Hi vọng qua đây bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé.