Giải mã ngôn ngữ gen Z: Gen Z đang dùng từ gì?

Cập nhật: 28/03/2024

Gen Z là thế hệ được báo chí, các trang mạng xã hội nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Trong bài viết hôm nay, VnAsk sẽ chia sẻ đến bạn một số ngôn ngữ gen Z đang được ưa chuộng hiện nay. Hãy tham khảo nhé!

Giải mã ngôn ngữ gen Z

Ngôn ngữ gen Z: Lemỏn

1.

Lemỏn là một từ lóng được bắt nguồn từ Lemon (quả chanh) ngôn ngữ trong tiếng Anh. Sở dĩ gọi Lemon là Lemỏn là bởi:

Lemon = chanh, khi thêm dấu hỏi vào thì ta sẽ có Lemỏn = chảnh

Theo đó, Lemỏn được giới trẻ sử dụng để nói về tính cách của một người chảnh, kiêu kỳ.

Ví dụ: Khi ta nhắn tin cho một người nào đó mà không được phản hồi, bạn có thể nói: Bạn này lemỏn ghê.

Ngôn ngữ gen Z: Lemỏn

Ngôn ngữ gen Z: Chằm Zn

2.

Đây là một trong những ngôn ngữ gen Z được giới trẻ (hay thế hệ Z) sử dụng rất nhiều. Chằm Zn được bắt nguồn từ phương trình cân bằng hóa học trong ngôn ngữ của cộng đồng này, bạn có thể hiểu như sau:

Chằm Zn = Trầm Kẽm = Trầm Cảm

Tuy nhiên, ngôn ngữ lóng này không chỉ là một loại bệnh mà trong đặc điểm thế hệ Z thì Chằm Zn thường được dùng để miêu tả trạng thái mệt mỏi, buồn chán trong đời sống hàng ngày.

Ví dụ: Hôm nay đi làm sớm mà quên chấm công, muốn chằm Zn ghê!

Ngôn ngữ gen Z: Chằm Zn

Ngôn ngữ gen Z: Trmúa hmề

3.

Bạn có thể hiểu đơn giản Trmúa hmề chính là chúa hề. Đây là ngôn ngữ gen Z dùng để gọi những người hài hước, vui tính (hoặc những người thường ảo tưởng mình rất hài hước nhưng thực tế lại nhạt nhẽo). Ngoài ra, bạn còn có thể dùng Trmúa hmề để đặt nick name cho một người bạn nào đó.

Trmúa hmề = Chúa hề

Ví dụ: Có một người nào đó trêu bạn cười, bạn có thể gọi họ là Trmúa hmề.

Ngôn ngữ gen Z: Trmúa hmề

Ngôn ngữ gen Z: Khum

4.

Khum được hiểu đơn giản là không. Từ không trong tiếng Việt có thể gọi theo nhiều cách khác nhau như: Ko, kô, hơm, hông, hong… Thế nhưng trong ngôn ngữ của thế hệ Z thì từ không đã được chuyển thành một phiên bản dễ thương: Khum.

Khum = Không

Ví dụ:

  • Tối nay đi ăn khum?
  • Hôm nay tớ khum phải đi học.

Ngôn ngữ gen Z: Khum

Ngôn ngữ gen Z: Phanh xích lô

5.

Khi nhắc đến phanh xích lô, chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến bộ phận của xe xích lô dùng để giảm tốc độ di chuyển của xe. Bên cạnh đó, khi đạp phanh xe xích lô thì chúng sẽ phát ra một âm thanh “kít kít”. Theo thế hệ Z, kít kít được phát âm tương tự như kiss (hôn) trong tiếng Anh. Chính vì vậy, phanh xích lô được dùng để chỉ hành động hôn.

Phanh xích lô kêu kít kít -> Kít = Kiss (hôn)

Ngôn ngữ gen Z: Phanh xích lô

Ngôn ngữ gen Z: Xu cà na

6.

Theo ngôn ngữ của thế hệ Z, xu cà na được hiểu là xui xẻo, đen đủi, gặp chuyện không như ý muốn.

Xu cà na = Xui xẻo

Ví dụ: Hôm nay thật là xu cà na!

Ngôn ngữ gen Z: Xu cà na

Ngôn ngữ gen Z: Chu pa pi mô nha nhố

7.

Chu pa pi mô nha nhố là từ ngữ có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha. Khi người bản địa bày ra một trò đùa và bị phát hiện thì sẽ nói rằng “chu papi muñeño”, nhằm chữa ngượng với người bị trêu là tôi hoàn toàn không biết gì cả. Theo đó, ngôn ngữ của gen Z đã khéo léo Việt hóa chu papi muñeño sang chu pa pi mô nha nhố.

Chu pa pi mô nha nhố = Tôi không biết gì cả!

Ngôn ngữ gen Z: Chu pa pi mô nha nhố

Ngôn ngữ gen Z: Mlem mlem

8.

Trong ngôn ngữ gen Z, mlem mlem được dùng để khen một điều gì đó, giúp việc biểu đạt ngắn gọn hơn.

Mlem mlem = Ngon!

Ngôn ngữ gen Z: Mlem mlem

Ngôn ngữ gen Z: Sin lũi

9.

Trong cuộc sống, nói lời xin lỗi với người khác thường là trạng thái khiến cho đôi bên rất khó xử. Thế nhưng, trong ngôn ngữ gen Z lời xin lỗi đã được biến tấu thành “sin lũi” để giúp câu xin lỗi trở nên nhẹ nhàng và thoải mái hơn cho cả hai bên.

Sin lũi = Xin lỗi!

Ví dụ: Mình sin lũi bạn!

Ngôn ngữ gen Z: Sin lũi

Trên đây là một số thông tin về ngôn ngữ gen Z mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm: