27/7 là ngày gì? Tìm hiểu lịch sử và ý nghĩa ngày 27/7
Ngày 27/7 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 27 tháng 7 là như thế nào? Để trả lời cho thắc mắc này, VnAsk.com mời bạn hãy tham khảo bài viết của chúng tôi nhé!
Ngày 27/7 là ngày gì?
27/7 hằng năm là ngày Thương Binh Liệt Sỹ - một ngày kỷ niệm mang tính lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Ngày Thương Binh Liệt Sỹ được tổ chức hằng năm nhằm tưởng nhớ về những người thương binh, liệt sĩ của dân tộc Việt Nam đã cống hiến hết mình cho hòa bình đất nước. Nó cũng thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn, Đền ơn đáp nghĩa và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc ta.
Ý nghĩa ngày 27 tháng 7
Ngày 27 tháng 7 hằng năm có ý nghĩa rất lớn với cả dân tộc Việt Nam, đặc biệt là Hội Cựu chiến binh bởi nó mang cả ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc. Cụ thể:
Ý nghĩa chính trị
Ngày 27 tháng 7 hằng năm là thời điểm quan trọng của Đảng và Nhà nước, toàn dân đánh giá, ghi nhận công lao to lớn của những gia đình có người hi sinh cho Tổ quốc. Hoạt động này vừa giúp tiếp nối tinh thần yêu nước và tinh thần cách mạng đến nhân dân, lại vừa giúp động viên, khuyến khích cả nước chung tay tiếp nối truyền thống cách mạng trong thời đại đổi mới. Hơn nữa, đây còn là dịp củng cố niềm tin của nhân dân với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao tinh thần cách mạng.
Ý nghĩa nhân văn
Ngày 27 tháng 7 là dịp để những người con Việt Nam đang sống trong hòa bình nhớ ơn, ghi nhận công lao trời biển của những chiến sĩ đã hy sinh cho đất nước và cả những thương binh, liệt sỹ. Nhờ đó mà truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của ông cha ta ngày xưa vẫn luôn được phát huy tốt đẹp. Đồng thời, tinh thần “Gia đình cách mạng gương mẫu” cũng được củng cố, góp phần làm ổn định chính trị cũng như phát triển kinh tế nước nhà.
>> Xem thêm:
Lịch sử ngày 27/7
Sau sự kiện Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời. Khi chính quyền Cách mạng vẫn đang còn non trẻ thì thực dân Pháp đã âm mưu trở lại xâm lược nước ta. Để kiên quyết bảo vệ thành quả Cách mạng, giữ gìn độc lập tự do, quân và dân ta ở những nơi thực dân Pháp gây hấn đã cố gắng chiến đấu anh dũng, chặn lại bàn tay đẫm máu của thực dân xâm lược.
Đã có rất nhiều chiến sĩ đồng bào ta bị thương trong cuộc chiến đấu này, có người đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, có nhiều gia đình cùng lúc phải mất đi cả chồng lẫn các con ngoài mặt trận, nhiều người vợ trẻ chỉ được hưởng hạnh phúc vợ chồng chưa trọn một ngày rồi cũng góa bụa cả đời. Đó đều là những mất mát, thiệt thòi, nỗi buồn tủi của những người ở lại khi mất đi người thân nơi chiến trường. Thế nhưng cũng vì lòng tiếc thương vô hạn ấy, người thân của những anh hùng nằm xuống nơi chiến trường đã tự nhủ với lòng mình rằng "Hãy sống sao cho xứng với công lao của các chiến sĩ". Và rồi nó giống như truyền thống vậy, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, nhân dân ta đã dành tình yêu thương của mình để chăm sóc các gia đình liệt sỹ, anh chị em thương binh - bệnh binh tận tình chu đáo.
Trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào - chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên chiến trường. Nỗi đau chiến tranh đã bao trùm toàn dân tộc. Và để phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát của các gia đình liệt sĩ, thương binh - bệnh binh, Chính quyền Việt Nam đã vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn. Đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ tử nạn đã đổo tên thành Hội giúp binh sĩ bị thương, được thành lập ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên) ở Hà Nội và một số nơi khác.
Năm 1947, Phòng thương binh thuộc Chính trị Cục, quân đội quốc gia Việt Nam được thành lập để chỉ đạo công tác thương binh tử sĩ trong cả nước. Đồng thời, đầu tháng 7 năm 1947, Ban Vận động tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc cũng được thành lập. Cũng vào thời gian này, tại xóm Bàn Cờ, xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, các đại biểu Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội Phụ nữ cứu quốc, Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc, cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin tuyên truyền và một số địa phương đã dự một cuộc hợp do cục Chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam tổ chức. Nội dung cuộc hợp là thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn ngày kỷ niệm Thương binh liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. Sau khi cân nhắc nhiều mặt tại cuộc họp, hội nghị đã nhất trí đề nghị Trung ương lấy ngày 27/7/1947 làm ngày thương binh liệt sĩ.
Hằng năm, ngày 27 tháng 7 đều được kỷ niệm một cách đặc biệt và trang trọng để tưởng nhớ các anh hùng có công với cách mạng, là ngày toàn dân cùng thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và yêu mến thương binh.
Ngày 27 tháng 7 là cung gì?
Nếu chiếu theo quỹ đạo đã được định đoạt sẵn thì những người sinh ngày 27 tháng 7 thuộc cung hoàng đạo Sư tử (hay còn gọi là Hải Sư và Leo). Những người thuộc cung hoàng đạo này thường rất tự hào về thành tựu đạt được của mình, họ luôn sống sôi nổi, không hề trầm lặng, dụt dè. Họ luôn biết cách cho người khác biết được cái họ muốn, cho dù đó là mối quan hệ, cho đến việc mua xe mới, quần áo mới và những bước tiến trong sự nghiệp...
Thông tin về cung Sư Tử:
- Biểu tượng: ♌
- Tên tiếng Anh: Leo
- Thời gian: 23 tháng 7 - 22 tháng 8
- Cung thứ: Thứ 5 trong 12 cung hoàng đạo
- Chòm sao: Sư Tử
- Nguyên tố: Lửa
- Sao chiếu mệnh: Mặt trời
- Phẩm chất: Lãnh đạo
- Con số may mắn: 1, 4, 6
- Màu chủ đạo: Đỏ, cam, vàng
- Đá may mắn: Kim cương, đá ruby
- Hoa: Hoa trinh nữ, hoa hướng dương
- Tính cách: Mạnh mẽ, ngoan cường và kiêu hãnh, đôi khi lại khá yếu mềm, thích lãng mạn, ngọt ngào và sự tinh tế.
- Vượng tinh: Sao Hải Vương
- Tù tinh: Sao Thổ và Sao Thiên Vương
- Hãm tinh: Sao Diêm Vương
- Hợp hẹn hò: Bạch Dương, Nhân Mã
- Cung khắc: Ma Kết, Thiên Yết
27 tháng 7 là ngày mấy Âm?
Theo lịch vạn niên, ngày 27 tháng 7 năm 2024 là ngày 22 tháng 6 năm 2024. Đây là ngày Nhâm Thìn, tháng Tân Mùi, năm Giáp Thìn, thuộc hành Thủy, tiết Đại Thử, trực Thu, là ngày hung (phạt nhật), ngày này khắc với các tuổi Bính Tuất, Giáp Tuất, Bính Dần.
- Giờ hoàng đạo gồm: Dần (3:00-4:59), Thìn (7:00-8:59), Tỵ (9:00-10:59), Thân (15:00-16:59), Dậu (17:00-18:59), Hợi (21:00-22:59)
- Giờ hắc đạo gồm: Tí (23:00-0:59), Sửu (1:00-2:59), Mão (5:00-6:59), Ngọ (11:00-12:59), Mùi (13:00-14:59), Tuất (19:00-20:59)
- Hướng xuất hành: Xuất hành nên đi hướng chính Nam để đón Hỷ Thần và đi hướng chính Tây để đón Tài Thần.
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết được ngày 27/7 là ngày gì rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!
Đừng quên truy cập chuyên mục Lễ, tết trên VnAsk.com để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
18/7 là ngày gì, tốt hay xấu? 18 tháng 7 cung gì?
Ý nghĩa ngày Thương binh liệt sỹ là gì? Các hoạt động tri ân, tưởng nhớ
Bài phát biểu kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7
Những bài thơ hay về ngày thương binh liệt sỹ 27/7
Bài diễn văn viếng nghĩa trang liệt sĩ
Văn khấn 27/7 tại nhà và nghĩa trang
Bài phát biểu ôn lại truyền thống ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10
Những bài cảm nghĩ, lời tựa, thơ làm báo tường 20-11
4 Cách tréo gà cúng đơn giản mà đẹp cho các dịp lễ Tết