Lễ hội khai ấn đền Trần
Lễ hội khai ấn đền Trần
Lễ hội đền Trần thường được tổ chức vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm. Theo sử sách ghi lại, Đền Trần Nam Định là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng (Nam Định). Trong bài viết dưới đây VnAsk sẽ chia sẻ cho các bạn một số thông tin về lễ hội đền Trần ở Nam Định để các bạn cùng tìm hiểu.
Văn khấn cúng tại đền ông Hoàng Mười
Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền Trần Nam Định gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu..
1. Đền Thiên Trường
Đền này được xây trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ họ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc. Đền Trần hiện nay được người dân địa phương xây bằng gỗ từ năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695). Các năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, đền được mở rộng và xây thêm. Đền Thiên Trường hiện tại gồm có tiền đường, trung đường, chính tẩm, siêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Tổng cộng có 9 tòa, 31 gian. Tiền đường của đền Thiên Trường gồm 5 gian, dài 13m. Tại đây có đặt ban thờ và bài vị của các quan có công lớn phù tá nhà Trần. Sau tiền đường là trung đường là nơi thờ 14 vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên, không có tượng thờ mà chỉ có bài vị. Trước cửa trung đường có ba cỗ ngai là nơi thờ bái vọng các vị hoàng đế. Sau trung đường là chính tẩm gồm 3 gian. Đây là nơi thờ 4 vị thủy tổ của họ Trần và các phu nhân chính của họ ở gian giữa. Các hoàng phi của nhà Trần cũng được đặt bài vị thờ ở 2 gian trái, phải. Tòa thiêu hương (hay kinh đàn) là nơi đặt ban thờ và bài vị của các công thần nhà Trần. Có ban thờ riêng cho các quan văn, quan võ...
2. Đền Cố Trạch
Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894. Theo bia Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi kí, thì lúc tu sửa đền Thiên Trường năm 21 đời Tự Đức (năm 1868), người ta đào thấy ở phía Đông đền Thiên Trường một mảnh bia vỡ có ghi chữ Hưng Đạo thân vương cố trạch (nhà cũ của Hưng Đạo thân vương). Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo (đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa). Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ. Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần. Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân. Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ, 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái.
3. Đền Trùng Hoa
Đền Trùng Hoa mới được Chính phủ và tỉnh Nam Định xây dựng mới từ năm 2000. Đền được xây trên nền cung Trùng Hoa xưa nơi các đương kim hoàng đế nhà Trần về tham vấn các vị thái thượng hoàng. Trong đền Trùng Hoa có nhiều pho tượng bằng đồng của các hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm. Tòa thiêu hương là nơi đặt ngai và bài vị thờ hội đồng các quan. Gian tả vu thờ các quan văn. Gian hữu vu thờ các quan võ.
4. Lễ hội đền Trần
Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng hằng năm. Lễ hội được mở đầu bằng Lễ khai ấn từ giờ Tý. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều du khách đến hành lễ tại Đền Trần vào dịp đầu xuân để xin, hoặc mua ấn, với mong ước sẽ được thăng tiến, thành đạt trong sự nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu tâm linh của khách thập phương về với cội nguồn, năm nay Lễ khai ấn Đền Trần năm 2016 sẽ được tổ chức từ ngày 18-2 đến ngày 23-2 (tức ngày 11 đến ngày 16 tháng Giêng âm lịch). Năm nay ban tổ chức sẽ tiến hành phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương từ 5 giờ 30 phút sáng ngày 15 tháng Giêng năm Bính Thân.
Trong những ngày diễn ra lễ hội, trước sân đền Thiên Trường luôn phấp phới lá cờ truyền thống với 5 màu biểu trưng cho ngũ hành cùng hình vuông biểu tượng cho đất (âm) và rìa tua hình lưỡi liềm biểu tượng cho trời (dương). Chính giữa lá cờ thêu chữ "Trần" được ghép lại bởi hai chữ "Đông" và "A".
Lễ khai ấn đền Trần là một hoạt động văn hóa mang tính nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục thế hệ sau truyền thống yêu nước và đạo lý uống nước nhớ nguồn; đồng thời cũng là niềm tự hào của người dân Nam Định từ bao đời nay.
Xem thêm
Mùng 3/3 Âm là ngày gì?
Cúng đầy tháng cho bé như thế nào? Cách chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai & bé gái
LGBTQ+ là gì? Q trong LGBTQ là gì?
Lời dẫn chương trình văn nghệ tổng kết năm học
Bài tuyên truyền Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Kinh Chú Đại Bi tiếng Phạn có chữ - Chú Đại Bi tiếng Phạn MP3
Rằm tháng 10 là ngày gì? Cách cúng rằm tháng 10
Lời dẫn chương trình văn nghệ 26-3 hay nhất
Tuổi Tỵ khai trương ngày nào tốt năm 2024? Ngày đẹp khai trương cho tuổi Tỵ