Kinh nghiệm đi lễ Đền Bà Chúa Kho đầu năm
Kinh nghiệm đi đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho là địa danh được nhiều người đến thăm viếng, lễ bái trong những ngày đầu năm, bất cứ ai làm kinh doanh hay buôn bán đều mong muốn sang năm mới làm ăn phát tài. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ cho các bạn những lời khuyên hữu ích khi đi lễ Đền Bà Chúa Kho.
Bài liên quan:
- Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên, Vĩnh Phúc đầu năm
- Bài văn khấn cúng tại chùa
- Kinh nghiệm đi lễ chùa Tam Chúc
Trong dịp đầu năm, các địa điểm như chùa Thây Thiên, lễ đền bà chúa Kho, chùa Yên Tử hay chùa Bái Đính, chùa Tam Chúc ngôi chùa to nhất thế giới… đều là những điểm đến du xuân được nhiều người lựa chọn để đến tham quan trong những ngày xuân.
Đền Bà Chúa Kho tọa lạc tại lưng chừng ngọn núi Kho, khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Không những là một khu di tích lịch sử có giá trị trong quần thể di tích khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà đây còn là địa điểm nhân dân khắp cả nước ta đền hành hương tín ngưỡng hàng năm.
Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho là nơi tưởng niệm về một người phụ nữ đất Việt đã có công sản xuất, tích trữ lương thực và trông coi kho tàng quốc gia trong suốt thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt.
Đầu năm là thời điểm các du khách từ mọi miền đất nước đến thăm viếng và lễ bái ở đền Bà Chúa Kho rất đông nên bạn cần trang bị cho mình một số kinh nghiệm bỏ túi để chuyến đi được hoàn hảo và trọn vẹn nhất.
Bà Chúa Kho
1. Trang phục khi đi đền bà chúa Kho
Theo quan niệm của người phương Đông thì ở nơi thờ tự linh thiêng, sự giản dị, tôn nghiêm luôn được đưa lên hàng đầu. Những bộ đồ màu sắc nhã nhặn sẽ là lựa chọn lý tưởng. Bạn nên tránh những loại quần áo nhiều dây dợ, tà dài thướt tha rất dễ gây vướng víu ở những nơi đông đúc như các đền chùa ngày đầu năm. Những chi tiết rườm rà trên quần áo rất dễ vướng vào hương hoặc bị tàn hương rơi làm rách, cháy vải.
Bên cạnh đó bạn nên đi những loại giày dép lịch sự, gọn gàng. Do khi lễ đền chùa thường phải đi bộ khá nhiều nên bạn hãy hạn chế đi những kiểu giày cao gót.
2. Chuẩn bị lễ vật đi đền bà chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho là một trong những địa điểm bày bán phong phú rất nhiều đồ lễ dọc theo lối đi. Bên cạnh những đồ lễ mặn là những mâm lễ vàng mã, những cây tiền, những cành vàng, cành bạc. Người đi lễ phải đội lễ cao ngất ngưởng trên đầu mới mong tránh va chạm trong dòng người ùn ùn kéo vào đền.
Một lượng vàng mã vô cùng lớn được đốt hàng ngày gây ra một hình ảnh phản cảm trong mùa lễ hội ở đền Bà Chúa Kho. Do lượng vàng mã đốt quá nhiều nên hai lò đốt vàng mã ở phía sau đền luôn hoạt động hết công suất tỏa ra sức nóng rất khó chịu khiến nhiều người không đủ kiên nhẫn để tự hóa vàng, từ đó xuất hiện một đội quân hóa vàng mã thuê luôn thường trực trước cửa lò. Du khách đều phải đưa tiền cho những thanh niên ở gần đó trong mỗi lần hóa, còn số tiền là tùy tâm.
Việc sắm sửa vàng mã bạn nên chuẩn bị trước từ nhà để có sự chủ động và không bị các cửa hàng ở đây chặt chém. Vàng mã chỉ nên sử dụng vừa phải, tránh lãnh phí. Riêng tiền thật, bạn không nên đặt lên ban thờ hay hương án ở chính điện mà nên cho vào hòm công đức.
3. Nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho
Mặc dù nghi lễ “vay vốn” Bà Chúa Kho chỉ là một nghi lễ tâm linh nhưng người lễ bái phải thành tâm và giữa đúng lời hứa của mình. Người đến vay cần ghi trong sớ rõ ràng là vay bao nhiêu, vay để làm gì và ghi rõ thời gian sẽ trả (tạ lễ) là 1 năm, 2 năm hay 5 năm. Thậm chí, có một số người còn hứa vay một trả 3 hay vay một trả 10. Việc vay trả là tùy thuộc quan niệm mỗi người nhưng nhất thiết có “vay” thì phải có “trả” dù cho bạn có làm ăn được hay không.
4. Cầu nguyện và lễ bái
Trong những năm gần đây, tình trạng cúng thuê diễn ra tràn lan gây nên sự xô bồ, lộn xộn ở đền Bà Chúa Kho. Mặc dù ban quản lý nhà đền đã có cảnh báo du khách không nhờ người khấn thuê bằng những bảng thông báo đặt ở nhiều vị trí trong đền nhưng ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy trong giữa đám đông người cúng lễ có rất nhiều người cúng thuê len lỏi, chiếm chỗ của du khách.
Bạn có thể cầu nguyện an bình, sức khỏe cho cả gia đình. Xin phù hộ đường công, danh, tài, lộc cho bản thân. Đặc biệt, nhiều du khách đến đây để xin Bà Chúa Kho cho vay vốn làm ăn. Bạn nên tự cầu nguyện và cúng bái để thể hiện lòng thành tâm của mình.
Xem thêm: Bài văn khấn cúng tại đền Bà Chúa Kho
5. Hướng dẫn đồ lễ bái
- Lễ chay: gồm phẩm oản, quả, trà, hương hao dùng để dâng lên ban Thánh Mẫu.
- Lễ mặn: bạn có thể dùng đồ mặn như thịt gà, thịt lợn hoặc là mua đồ chay hình tướng lợn, gà, chả, giò.
- Lễ đồ sống: bạn tuyệt đối không được dùng các đồ lễ sống bao gồm trứng, muối, gạo hoặc thịt tại các ban Ngũ hổ, Thanh xà, Bạch xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.
- Cỗ Sơn Trang: bao gồm những đồ đặc sản chay của Việt Nam. Không dùng lươn, ốc, cua, chanh quả, ớt… Trong trường hợp bạn có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc lễ này.
- Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu: thường bao gồm hương hoa, quả, oản, lược, gương… Đây chính là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, những lễ vật này nhỏ, đẹp, cầu kỳ và được đựng trong những chiếc túi đẹp mắt, xinh xắn.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: để những lời cầu nguyện được linh ứng và có phúc thì bạn phải dùng đồ chay để tế lễ.
Xem thêm
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Quảng Bình hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
[Review] Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc cho gia đình
Mã zip Đồng Nai: Bảng mã bưu điện, bưu chính các bưu cục mới nhất
Danh sách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh thành phố trên cả nước
Kinh nghiệm du lịch Tây Thiên, Vĩnh Phúc
Cần Giờ thuộc tỉnh nào? Cần Giờ có gì chơi vui?
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Lâm Đồng hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ
Điểm cực Tây của Việt Nam nằm ở tỉnh nào?
Dự báo thời tiết, nhiệt độ Tuyên Quang hôm nay, ngày mai, 3 ngày tới theo giờ