Hoa hải đường là hoa gì, nở vào mùa nào? Ý nghĩa và cách trồng hoa hải đường trong nhà

Cập nhật: 28/03/2024

Hoa hải đường là một trong những loài hoa được rất nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp rực rỡ của chúng. Vậy hoa hải đường là hoa gì, nở vào mùa nào? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu về hoa hải đường, ý nghĩa, cách trồng và cách chăm sóc hoa hải đường bạn nhé!

Tìm hiểu về hoa hải đường

1.

Tìm hiểu về hoa hải đường

Cây hoa hải đường hay còn gọi là cây hải đường Việt Nam là một loài thực vật hạt kín thuộc chi Trà (Camellia). Trong tiếng Anh, hoa hải đường được gọi với danh pháp là Camellia amplexicaulis. Loài hoa hải đường có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng đã được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu, chúng được trồng chủ yếu ở khu vực từ Lạng Sơn cho đến Thừa Thiên Huế.

Cây hoa hải đường là loài cây thân gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 3m và thường mọc thành dạng bụi. Cây hải đường thường có cành nhiều nhánh, dài và xum xuê. Lá của cây hải đường mọc cách, nhẵn mịn, bóng, có màu xanh đậm và mép lá có răng cưa nhỏ.

Hoa hải đường thường là hoa đơn có 1 đến 3 đoá ở đầu cành. Cánh hoa hải đường thường khá nhẵn mịn, xếp úp lên nhau, giống hình quả trứng úp ngược, hiếm khi nở xòe rộng (tùy loại) và thường nở vào dịp Tết Nguyên Đán. Hoa hải đường có rất nhiều loại khác nhau, các loại hoa hải đường phổ biến tại Việt Nam là hoa hải đường đỏ/hồng, hoa hải đường vàng và hoa hải đường trắng.

Ý nghĩa của hoa hải đường

2.

Ý nghĩ của hoa hải đường

Theo quan niệm của người Việt xưa, hoa hải đường thường được dùng để tượng trưng cho mùa xuân bởi màu đỏ rực rỡ của nó khi nở vào mùa xuân. Bên cạnh đó, chữ “đường” trong tên gọi của loài hoa này còn mang hàm ý là "một ngôi nhà lớn". Chính vì vậy, hoa hải đường được coi là loài hoa thể hiện cho sự giàu sang và phú quý - những điều mà bất cứ ai cũng mong muốn đạt được trong năm mới. Do vậy, vào mỗi dịp Tết Âm lịch, các gia đình thường mua hoa hải đường để trưng trong nhà hoặc mang tặng mọi người.

Ngoài ra, hoa hải đường còn mang nhiều ý nghĩa khác dựa vào màu sắc của từng loại, cụ thể:

  • Hoa hải đường đỏ: Hình ảnh hoa hải đường đỏ mang ý nghĩa tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, tài lộc và vinh hoa phú quý.
  • Hoa hải đường trắng: Hoa hải đường trắng hay còn được gọi là bạch hải đường tượng trưng cho sự trong sạch cao quý, tinh khôi và dịu dàng, đồng thời chúng còn mang ý nghĩa cho sự khởi đầu mới mẻ và tràn đầy sức sống.
  • Hoa hải đường vàng: Hoa hải đường vàng tượng trưng cho sự bền bỉ, trường thọ, "bách niên giai lão" và sự may mắn trong cuộc sống.

Giá hoa hải đường bao nhiêu? Mua ở đâu?

3.

Giá hoa hải đường bao nhiêu? Mua ở đâu?

Hiện nay, không quá khó để bạn có thể tìm mua hoa hải đường, bạn có thể mua chúng ở các chợ bán hoa hoặc tại các cửa hàng hoa, thậm chí là bạn có thể mua chúng online trên các trang thương mại điện tử. Giá bán cây hoa hải đường tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại màu hoa, độ lớn của cây, thương hiệu bán hoa… Nhìn chung, cây hoa hải đường có giá bán cũng không quá cao, dao động khoảng từ 200 đến 300 nghìn đồng trở lên.

Cách trồng hoa hải đường

4.

Cách trồng hoa hải đường

Cây hoa hải đường thường có tốc độ sinh trưởng chậm, thích nghi với điều kiện khí hậu mát, ẩm, đất tốt, nhiều dinh dưỡng, thoát nước tốt và cần chăm sóc kỹ.

Thông thường, bạn có thể trồng cây hoa hải đường bằng 3 cách cơ bản là chiết cành, giâm cành và gieo bằng hạt. Đối với phương pháp gieo hạt giống thì cây hoa hải đường cần thời gian 2 đến 3 năm mới cho hoa. Đối với phương pháp chiết cành và giâm cành thì cây sẽ nhanh ra hoa hơn.

Phương pháp chiết cành

Với phương pháp này, bạn nên chọn cành bánh tẻ cấp 2 trở lên. Sau đó, bạn khoanh 1 đoạn vỏ trên cành tương ứng với đường kính của cành nhánh chiết. Tiếp theo, bạn lấy một con dao nhỏ lột bỏ lớp vỏ ngoài và lau sạch nhựa cây chả ra (tránh cây hình thành mô sẹo khó ra rễ). Sau khi lột bỏ lớp vỏ chỗ cần chiết, bạn hãy bọc sơ dừa hoặc rễ lục bình bằng túi nilong đen đã đục lỗ rồi buộc chặt đầu trên của bầu, đầu dưới buộc hơi lỏng một chút để giúp cành thoát nước vào những ngày trời mưa. Sau khoảng 45 ngày, đoạn chiết sẽ mọc rễ và sau 2 tháng thì cành sẽ cắt tách khỏi cây mẹ. Bây giờ, bạn có thể cắt cành hoa hải đường và đem đi trồng vào chậu hoặc trong vườn.

Phương pháp giâm cành

Với phương pháp giâm cành, bạn nên chọn cành hải đường khỏe trên cây mọc ít nhất đã được 2 năm, sau đó cắt cành thành đoạn dài từ 14cm đến 18cm rồi cắt bớt lá phía bên dưới cành. Tiếp theo, bạn cắm các cành cây hải đường này vào luống đất, cắm sâu khoảng một nửa cành. Bạn nhớ tưới đủ nước và giữ ẩm cho cây, sau 1 tháng, cây sẽ mọc rễ và bạn có thể đem trồng vào chậu hoặc trong vườn.

Phương pháp gieo hạt

Với phương pháp gieo hạt, bạn có thể mua hạt giống của cây hoa hải đường, hoặc nếu nhà bạn có sẵn cây thì khi quả của cây hoa hải đường già, bạn lấy hạt rồi đem đi gieo. Với phương pháp này, cây hoa hải đường sẽ cho hoa khi cây hai được năm tuổi và từ năm thứ ba trở đi sẽ cho ra hoa nhiều hơn.

Những lưu ý khi trồng hoa hải đường

5.

Những lưu ý khi trồng hoa hải đường

  • Đất trồng: Bạn nên chọn các loại đất thịt như đất phù sa, đất ở ruộng lúa để trồng hoa hải đường. Bạn để đất khô rồi đập vụn và cho vào chậu, sau đó ủ thêm rơm hoặc trấu để tăng độ ẩm, cung cấp chất dinh dưỡng và độ tơi xốp cho đất.
  • Phân bón: Bạn có thể bón thêm phân NPK khi hoa hải đường nở để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Khi tới mùa xuân, bạn có thể bón thêm phân hữu cơ để giúp hoa hải đường cho hoa nhiều hơn vào dịp Tết.
  • Nước tưới: Cây hoa hải đường là loài không ưa nhiều nước, do vậy, bạn chỉ nên tưới nước dưới dạng vòi tưới vào buổi sáng và chiều tối mỗi ngày. Bạn nên tưới nước cách 1 đến 2 ngày tùy thuộc thời tiết khô nóng hay có mưa nhiều. Bạn chú ý không nên xịt nước trực tiếp vào gốc hoặc tưới ướt đẫm gốc cây hải đường để tránh cây bị úng nước chết.
  • Ánh sáng: Hoa hải đường là loài cây khá ưa ánh sáng tán xạ, do vậy bạn nên trang bị mái che cho cây. Bạn lưu ý không nên để cây ở những nơi có ánh nắng trực tiếp trong thời gian dài.
  • Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ môi trường từ 18 độ C đến 27 độ C với độ ẩm không khí từ 50% đến 65% là những điều kiện lý tưởng để cây hoa hải đường có thể phát triển tốt nhất.

Cách chăm sóc hoa hải đường

6.

Cách chăm sóc hoa hải đường

Từ lúc trồng đến khi cây hải đường cao khoảng gần 1m thì bạn nên bón phân một tháng một lần. Cây hoa hải đường thường bị một số bệnh như rệp phồng lá, sâu... vào mùa hè tầm tháng 4 và tháng 7 hàng năm. Do đó, bạn nên mua thuốc đặc trị cho hải đường và phun kép 2 lần đều lên cây, thời gian phun nên cách nhau khoảng 4 đến 5 ngày cho đến khi cây sạch bệnh.

Để hoa hải đường có thể rực rỡ vào đúng dịp Tết thì bạn cần chăm sóc cây trước từ 2 tháng như sau:

  • Bạn hãy cắt bỏ những cành và lá bị sâu bệnh, những cành nhỏ và cành phụ để tạo tán đẹp cho cây.
  • Sau đó, bạn hãy quét một lớp vôi từ ngang thân cây cho đến sát gốc để diệt trừ các loại sâu và nấm bệnh gây hại cho cây.
  • Khi cây hải đường ra nụ, bạn hãy bón thêm phân cho cây 1 đến 2 lần cho đến lúc cây nở hoa.

Sau khi chơi Tết xong, bạn hãy nhấc cây hoa hải đường ra khỏi chậu rồi đem đi trồng vào nơi đất tơi xốp đã được bón phân đầy đủ từ trước. Sau đó, bạn hãy cắt tỉa bớt cành nhiễm sâu bệnh và cành nhánh rồi quét nước vôi vào vết cắt để tránh cây bị nấm bệnh rồi trồng xuống đất. Bạn nhớ trồng cây tại những nơi râm mát, tránh những nơi có ánh nắng trực tiếp. Bạn hãy tiếp tục chăm sóc cây hoa hải đường để sang năm cây lại cho hoa đẹp và có thể mang ra chơi Tết tiếp.

Trên đây là những thông tin về hoa hải đường, ý nghĩa cũng như cách trồng và cách chăm sóc hoa hải đường mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập website để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm: