Đền Hùng ở đâu, thuộc tỉnh nào và thờ ai? Giới thiệu về Đền Hùng
Ghé thăm du lịch Đền Hùng, khác tham quan sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng tận mắt một quần thể di tích lịch sử nổi tiếng của dân tộc. Nơi đây, các Vua Hùng đã dựng xây nhà nước Văn Lang, tên gọi đầu tiên của dân tộc ta, vậy Đền Hùng ở đâu, tỉnh nào? Đây là thắc mắc của nhiều bạn, xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình đáp án nhé!
Giới thiệu về Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Đền thờ Vua Hùng ở đâu? Thuộc tỉnh nào?
Đây là từ khóa mà nhiều người tra cứu, câu trả lời là:
Địa chỉ: Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Đền thờ vua Hùng nằm cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về hướng Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Được xếp hạng là: “Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia”, Khu di tích lịch sử Đền Hùng Vương chính là nơi thờ tự các vị Vua Hùng đã có công dựng nước - Tổ tiên của dân tộc Việt. Và thật vinh dự vào năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng” tại Phú Thọ được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Hình ảnh Đền Hùng
Cấu trúc quần thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng
Quần thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng gồm các công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng sau:
Khu vực núi Nghĩa Lĩnh (núi Hùng), gồm có: Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Đền Trung, Đền Thượng, Cột đá thề, Lăng Hùng Vương và Đền Giếng.
Khu vực núi Vặn (tên chữ là Ốc Sơn) có Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ.
Khu vực núi Sim có Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.
Khu vực đồi Công Quán và Bảo tàng Hùng Vương.
Tại đây, Đền Hùng là tiêu điểm về thời đại những Vua Hùng, những ngôi đền thờ Vua Hùng tọa lạc trên núi Nghĩa Lĩnh, hay còn gọi là núi Cả theo địa phương hay một số tên khác: Núi Hy Cương, núi Hùng), độ cao khoảng chừng 175m so với mặt nước biển. Ngày nay, núi Hùng vẫn giữ được dáng vẻ của rừng núi tự nhiên cùng nhiều thế hệ cây tầng khác nhau gồm: 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ và còn một số cây đại thụ lớn như đa, thông, thiên tuế,...
Sở hữu cảnh thế hùng vĩ ngoạn mục, là nơi hội tụ của khí thiêng của đất trời, sơn thủy. Đứng trên đỉnh cao, phóng tầm mắt xuống dưới là bạn có thể chiêm ngưỡng được cảnh đẹp sơn thủy hữu tình. Tương truyền Vua Hùng đã đi khắp mọi miền và chọn nơi đây để đóng đô
Những đền thờ chính ở Đền Hùng trong đó thờ ai?
Đền Hạ
Tương truyền, xưa mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai, tạo nên dòng dõi Con Rồng Cháu Tiên, đây chính là khởi nguồn của hai tiếng đồng bào thiêng liêng, nơi thờ phụng 18 đời Vua Hùng.
Đền Hạ được xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVII - XVIII). Vào thời nhà Nguyễn, thế kỷ XX (năm 1997), đền được trùng tu tôn tạo. Năm 2010, UBND thành phố Hà Nội công đức tiền tu bổ tôn tạo như hiện nay.
Đền Hạ thờ Thần Núi, 18 đời Vua Hùng và 2 bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa - con gái Vua Hùng thứ 18.
Đền Trung
Có tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu. Đền được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII). Dưới thời Nguyễn (thế kỷ XIX), Đền Trung được xây dựng lại, kiến trúc có ba gian, quay theo hướng Nam. Tháng 9/2009, Đền Trung được tu bổ, tôn tạo; kiến trúc đền kiểu chữ nhị (=), gồm tiền tế và hậu cung.
Đền Trung thờ thần Núi, thờ 18 đời Vua Hùng và 2 bà công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa - con gái Vua Hùng thứ 18
Đền Thượng
Đền Thượng có tên chữ là "Kính Thiên Lĩnh Điện" (nghĩa là: Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tương truyền: Đây là nơi Vua Hùng và các Lạc Hầu, Lạc Tướng làm lễ cúng tế trời - đất để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh.
Hằng năm, vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương cùng đoàn đại biểu thay mặt cho đồng bào cả nước trang trọng và thành kính tổ chức nghi lễ dâng hương tri ân, công đức Tổ tiên tại Đền Thượng và cầu mong anh linh tổ tiên phù hộ cho quốc thái, dân an, bách gia trăm họ vạn đại trường tồn.
Lăng Hùng Vương
Tương truyền đây là Lăng mộ của Vua Hùng thứ 6, dưới thời nhà Nguyễn, lăng mộ được nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Năm 2009, lăng mộ Hùng Vương được đại trùng tu và tôn tạo mở rộng không gian, cảnh quan thêm khang trang.
Ban thờ trong đền có bài vị của 18 đời vua Hùng (Hùng đồ thập bát thế Thánh vương Thánh vị) và ba vị thần núi:
- Đột Ngột Cao Sơn (núi Nghĩa Lĩnh).
- Áp Sơn (núi Trọc), Viễn Sơn (núi Vặn).
Đền Giếng
Nghe tương truyền Đền Giếng là nơi hai vị công chúa Tiêng Dung và Ngọc Hoa, con gái Vua Hùng Vương thứ 18 thường tới để soi gương, chải tóc ở Giếng Ngọc lúc cùng với cha đi vi hành qua nơi đây. Nhằm tưởng nhớ tới công lao hai công chúa giúp dân khai hoang, trồng lúa nước, trị thủy, dân ta đã xây dựng đền để thờ phụng muôn đời.
Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng năm 1987 và khánh thành vào dịp Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 năm Quý Dậu - 1993. Năm 2017, Bảo tàng Hùng Vương được tu sửa và chỉnh lý trưng bày.
Bảo tàng Hùng Vương là nơi lưu giữ, trưng bày nhiều tài liệu hiện vật quý, trong đó có hàng nghìn hiện vật được khai quật tại các di chỉ thuộc các giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn - đó là những minh chứng khoa học để góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về thời đại Hùng Vương - thời đại mở đầu dựng nước của dân tộc Việt Nam.
>>> Tham khảo những bài viết khác:
- Văn khấn Giỗ tổ Hùng Vương, bài cúng Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 chuẩn nhất
- Giỗ Tổ Hùng Vương có được nghỉ không? Giỗ Tổ Hùng Vương nghỉ mấy ngày?
- Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 ngân hàng có làm việc không?
- 6 Mẫu thông báo nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2022 đẹp, chuyên nghiệp
- Những câu thơ hay về ngày Giỗ tổ Hùng Vương ngắn gọn
- Mâm cỗ cúng Giỗ tổ Hùng Vương đơn giản, đúng nghi thức
Trên đây là những thông tin về Đền Hùng mà VnAsk muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên ghé để cập nhật nhiều thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!
Xem thêm
Dân số Đà Nẵng 2024: Đà Nẵng hiện nay có bao nhiêu triệu dân?
Dân số tỉnh Hà Nam 2024 là bao nhiêu?
Dân số Thành phố Hồ Chí Minh: TPHCM 2024 có bao nhiêu triệu dân?
Diện tích và dân số các tỉnh Việt Nam 2024
Lễ hội hoa ban là của dân tộc nào? Lễ hội hoa ban ở đâu, vào ngày nào?
Các danh lam thắng cảnh ở Việt Nam nhất định phải ghé thăm
Biển số xe 94 của tỉnh nào? Mã theo các huyện là bao nhiêu?
Thành phố Hà Nội có bao nhiêu quận huyện?
Dân số tỉnh Nghệ An 2024 là bao nhiêu triệu dân?