Da bị cháy nắng phải làm sao? Cách chữa da bị cháy nắng tại nhà
Hè về cũng là lúc mà nhiều người canh cánh nỗi lo da bị cháy nắng. Làm thế nào để "giải cứu" làn da khỏi tình trạng này? Hãy theo dõi bài viết để nắm được một số cách chữa da bị cháy nắng hiệu quả tại nhà nhé.
Da bị cháy nắng là gì?
Da bị cháy nắng thực chất là một phản ứng viêm của làn da khi tiếp xúc với tia cực tím (UV). Khi da bị cháy nắng sẽ có những biểu hiện như da bị ửng đỏ, sưng, đau. Thậm chí nếu nặng hơn còn gây ra tình trạng bỏng nắng tức là xuất hiện bỏng nhẹ hoặc phồng rộp trên da.
Da bị cháy nắng càng nhiều thì nguy cơ dẫn đến ung thư da càng cao. Vậy khi da bị cháy nắng phải làm sao? Có cách nào cải thiện được vấn đề này không? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để nắm được cách "cứu" làn da cháy nắng nhé.
Da cháy nắng bao lâu thì hết?
Làn da bị cháy nắng bao lâu thì hết? Điều đó còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tổn thương của da, do cơ địa của mỗi người. Tùy vào từng mức độ bị cháy nắng mà thời gian phục hồi có thể khác nhau, cụ thể là:
- Da bị cháy nắng mức độ nhẹ: Ở mức độ cháy nắng nhẹ, bạn sẽ có cảm giác hơi rát và sau khoảng 3 - 5 ngày những biểu hiện này sẽ dần mất đi. Nếu muốn nhanh phục hồi, bạn có thể áp dụng các cách chữa da bị cháy nắng từ những nguyên liệu tự nhiên.
- Da bị cháy nắng ở cấp độ vừa: Da bị cháy nắng vừa phải sẽ thường ửng đỏ, nóng rát, thậm chí có thể sưng nhẹ. Ở cấp độ này, bạn có thể mất từ 7 - 10 ngày để phục hồi.
- Da bị cháy nắng cấp độ nặng: Biểu hiện của da bị cháy nắng ở cấp độ này chính là sự phồng rộp kèm cảm giác đau đớn. Dự kiến có thể mất từ 2 - 3 tuần da mới có thể trở về trạng thái bình thường được. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì khi có những biểu hiện cháy nắng nặng, bạn cần tới các trung tâm y tế, chuyên khoa da liễu để có hướng xử lý kịp thời.
Cách chữa da bị cháy nắng tại nhà
Dưới đây là một số mẹo giúp bạn cải thiện làn da bị cháy nắng đơn giản, hiệu quả tại nhà. Cùng tham khảo để áp dụng nào.
Cách chữa da bị cháy nắng bằng sữa tươi
Sử dụng sữa tươi là một trong những cách lý tưởng để "giải cứu" làn da bị cháy nắng. Bạn có thể pha khoảng 3,5 lít sữa tươi không đường với nước ấm rồi cho vào bồn tắm rồi ngâm mình trong đó từ 20 - 30 phút. Những dưỡng chất trong sữa tươi sẽ thẩm thấu vào da, giúp xoa dịu làn da để bạn thấy dễ chịu hơn.
Cách chữa da cháy nắng bằng cà chua và sữa chua
Da bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao? Đừng lo lắng, cà chua và sữa chua sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề trong nháy mắt. Cả 2 nguyên liệu này đều rất tốt cho làn da và khi kết hợp chúng với nhau thì làn da cháy nắng của bạn sẽ nhanh chóng biến mất.
Bạn chỉ cần xay nhuyễn 1 trái cà chua, sau đó cho thêm vài thìa sữa chua không đường và thoa lên vùng da bị cháy nắng, để yên khoảng 20 - 30 phút rồi rửa sạch là được. Kiên trì thực hiện theo phương pháp này 2 - 3 lần mỗi tuần làn da sẽ được hồi phục nhanh chóng.
Cách chữa da bị cháy nắng bằng bột yến mạch
Da mặt bị cháy nắng đỏ rát phải làm sao? Chỉ vài thìa bột yến mạch, sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề, đừng quá lo lắng nhé. Bạn có thể trộn vài thìa bột yến mạch với 1 lòng trắng trứng gà, sau đó thoa lên mặt hoặc các vùng da bị cháy nắng khác. Đợi cho lớp mặt nạ này khô lại thì bạn rửa lại bằng nước mát là được.
Nếu muốn khắc phục tình trạng cháy nắng cho da toàn thân thì bạn cũng có thể cho 2 bát bột yến mạch vào bồn tắm cùng với nước lạnh rồi ngâm khoảng 30 phút. Vừa ngâm bạn vừa dùng bột yến mạch massage nhẹ nhàng trên da để tăng thêm hiệu quả nhé.
Cách làm trắng da mặt khi bị cháy nắng bằng dưa leo
Dưa chuột chính là một trong những nguyên liệu tuyệt vời để bạn "cứu" làn da cháy nắng của mình ngay tại nhà đấy nhé. Cách làm đơn giản nhất đó là bạn thái dưa leo thành các lát mỏng rồi đắp lên vùng da bi tổn thương do nắng, sau đó rửa lại bằng nước mát. Hoặc bạn cũng có thể xay nhuyễn dưa leo rồi trộn cùng sữa tươi hoặc sữa chua không đường và bôi lên da. Các dưỡng chất trong hỗn hợp sẽ thẩm thấu vào da, giúp xoa dịu làn da và dần dần nuôi dưỡng làn da trở lại bình thường.
Cách "cứu" làn da cháy nắng bằng nha đam
Từ lâu, nha đam đã được biết đến là nguyên liệu có nhiều công dụng cho việc làm đẹp. Vậy nên sẽ chẳng có gì bất ngờ nếu bạn dùng nha đam để chữa da bị cháy nắng. Hoạt chất polysaccharide trong nha đam có tác dụng giảm đau rát, hồi phục làn da, giúp da trắng sáng hơn.
Để thực hiện bạn cần chuẩn bị 1 lá nha đam tươi, sau đó gọt và tách lấy phần thịt nha đam. Bạn để phần thịt này vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tiếng, sau đó lấy ra đắp lên vùng da bị tổn thương do nắng, kết hợp massage nhẹ nhàng khoảng 15 - 20 phút trước khi rửa lại với nước lạnh.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này 3 - 4 lần mỗi tuần để nhanh chóng có kết quả nhé.
Lưu ý khi chữa da bị cháy nắng tại nhà
Các phương pháp này chỉ phù hợp với làn da cháy nắng ở mức độ nhẹ. Bên cạnh đó, bạn cũng phải kiên trì thực hiện một thời gian mới mong có được kết quả.
Nếu vội vàng, muốn có kết quả nhanh thì không nên áp dụng các phương pháp này. Đặc biệt nếu da cháy nắng vừa và nặng, bạn nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Làm thế nào để hạn chế da bị cháy nắng?
Để hạn chế làn da bị cháy nắng, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Cần thoa kem chống nắng, che chắn cẩn thận bằng quần áo rộng, dày dặn, mũ nón, kính mắt, tất chân... trước khi ra ngoài.
- Không nên ra ngoài vào khoảng thời gian từ 11h trưa đến 16h chiều nếu không cần thiết bởi thời điểm này chỉ số tia UV là ở mức cao nhất.
- Luôn luôn uống đủ nước.
- Bổ sung hoa quả, thức uống giàu vitamin C, E, A để tăng cường sức đề kháng, giúp da chắc khỏe hơn.
Da bị cháy nắng cần được phát hiện và xử lý kịp thời để không làm tổn thương nghiêm trọng hơn. Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ trên đây, bạn có thể tự tin "giải cứu" làn da của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
>>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Toner là gì? Tác dụng của toner cho da mặt
Cách sử dụng nước hoa hồng đúng cách và hiệu quả nhất
Da ngăm đen nên mặc màu gì để sáng da, tôn da?
Cách chăm sóc da cho cô dâu và chú rể trước ngày cưới
Những mẫu móng tay vuông đẹp hot nhất 2024
Bí quyết trang điểm nhanh gọn và tiết kiệm
Lỗ chân lông là gì? Lỗ chân lông bị đỏ, có màu đen, có mụn cảnh báo bệnh gì?
Cách vẽ chân mày, kẻ lông mày đẹp tự nhiên cho người mới bắt đầu học
Đặc điểm, công dụng và cách dùng khác biệt của BB Cream, CC Cream và DD Cream