Các loại cá cảnh nuôi chung và không nên nuôi chung với nhau
Những người mới nuôi cá cảnh có thể gặp phải tình trạng các loại cá trong bể rỉa vây nhau hoặc sau một thời gian cá chết dần. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chết cá, tuy nhiên tình trạng cá bị rỉa vây là do các loại cá chuyên rỉa vây tấn công. Các loại cá cảnh nuôi chung với nhau được là loại nào? Có những lưu ý gì khi nuôi cá cảnh? Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
Các loại cá cảnh nuôi chung được với nhau
Các loại cá cảnh không nên nuôi chung
Những loại cá nuôi chung với tép kiểng
Lưu ý khi nuôi các loại cá kết hợp trong cùng một bể cá
Một số tiêu chí khi lựa chọn cá cảnh dễ sống chung
Đa phần khi nuôi cá cảnh, người chơi muốn tạo ra những bể cá sinh động, nhiều màu sắc. Nếu vậy, người chơi cần nuôi chung các loại cá cảnh với nhau chứ không chỉ riêng một hai loại. Tuy nhiên, có các loại cá cảnh không nên nuôi chung vì mỗi loại có đặc tính khác nhau. Có loại hiền, có loại dữ, có loại ăn tạp, có loại kén ăn, có loại rất dễ bị trầy xước.
Với những người mới chơi thì nên lựa chọn những loại cá cảnh hiền lành, dễ nuôi và dễ chung sống với các loại cá khác. Như vậy thì việc chăm sóc sẽ dễ dàng hơn nhiều. Chi phí để chăm sóc các loại này cũng thường không quá cao.
Ngoài ra, bạn nên chọn những giống cá khỏe mạnh, dễ nuôi, không kén thức ăn. Như vậy thì các loại cá cảnh nuôi chung với nhau sẽ sống chan hòa.
Các loại cá cảnh nuôi chung được với nhau
Các loại cá nuôi chung với cá bảy màu
Rất nhiều người mới nuôi cá cảnh lựa chọn cá bảy màu do màu sắc bắt mắt. Đây là loại cá hiền lành, có thể sống chung với khá nhiều loại.
Cá bảy màu có thể sống trong môi trường nước thường, không cần nhiều oxy. Thức ăn của chúng là cám cá thông thường.
Là loại cá sống chan hòa với các loại cá khác, tuy nhiên, cá bảy màu dễ bị “bắt nạt” bởi những con cá dữ hơn như khi tranh giành thức ăn. Vì thế, bạn không nên nuôi chung cá 7 màu với các loài cá lớn, dữ tính. Các loại cá nuôi chung với bảy màu có thể kể đến như cá neon, cá tetras, cá hồng nhung, cá ngựa vằn, cá đuôi kiếm... Trong đó:
- Cá ngựa vằn: Cá ngựa vằn cũng thường xuất hiện trong nhiều bể thủy sinh. Đây là một trong những loài cá thân thiện, rất dễ kết bạn với các loài cá khác. Cá ngựa vằn gốc có sọc đen giống ngựa vằn, tuy nhiên do lai tạo dần nên cá có các sọc đỏ, vàng, xanh. Cá ngựa vằn thường sống theo đàn, thích hợp để nuôi chung với nhau.
- Cá đuôi kiếm: Trong danh sách các loại cá cảnh nuôi chung với nhau không thể không kể đến cá đuôi kiếm. Cá đuôi kiếm có chiếc đuôi dạng thanh dài như một cây kiếm. Tuy vậy, chiếc đuôi nhọn chỉ là vẻ ngoài đặc trưng của cá đuôi kiếm chứ chúng không có “tính sát thương”.
>> Xem thêm: Cách nuôi cá bảy màu không bị chết, lên màu đẹp nhất
Các loại cá nuôi chung với cá rồng
Cá rồng thường sống ở tầng nước mặt (phía trên cùng). Do vậy, bạn có thể kết hợp cá rồng với các loại cá sống ở tầng nước giữa và tầng đáy để tất cả cá sống chung đều có không gian sinh sống.
Cá hồng két là một loại cá khá quen thuộc thường được nuôi chung với cá rồng. Cá chuyển từ màu cam đậm lúc còn nhỏ sang màu đỏ khi trưởng thành.
Cá kim sơn cũng là một trong những loại cá phù hợp để nuôi chung với cá rồng. Cá kim sơn hay còn gọi là cá he đỏ thường có màu trắng, vây và đuôi màu cam đỏ, mình dày trông giống cá chép.
Các loại cá cảnh không nên nuôi chung
Trong nhóm này sẽ chia ra hai loại, các loài chuyên rỉa vây cá khác và các loài bị rỉa vây.
Các loài rỉa vây
Cá tứ vân dù đẹp, rẻ và được nuôi khá phổ biến, tuy nhiên chúng lại hay rỉa vây các loại cá khác như cá bảy màu, cá vàng. Ngoài cá tứ vân thì cá hồng cam, cá cánh buồm cũng được xếp top những loài thường đi rỉa vây cá khác.
Các loài cá bị rỉa vây
Những loài cá này bao gồm cá ba đuôi, cá vàng, cá thần tiên, cá betta đuôi phướn. Chúng thường là loại hiền lành hoặc thuộc loại có vây đuôi dài nên dễ là đối tượng cho cá khác rỉa vây.
Những loại cá nuôi chung với tép kiểng
Ngoài các loại cá thông thường, tép cảnh cũng được một số người chọn nuôi trong bể thủy sinh. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý vì tép là món ăn “khoái khẩu” của nhiều loại cá cảnh.
Một số loại không nên nuôi chung với tép như: Cá sặc, cá thần tiên, cá thủy tinh, cá trâm.
Những loại nuôi chung với tép thường là các loại cá bé, hiền, ăn rong rêu. Một số loại phù hợp để nuôi cùng tép như cá chuột otto, cá chuột gấu trúc, cá tỳ bà. Chúng có thể tranh giành thức ăn với tép nhưng không ăn tép.
Lưu ý khi nuôi các loại cá kết hợp trong cùng một bể cá
Khi nuôi các loại cá kết hợp trong cùng 1 bể, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Nên chọn các loại cá hiền lành, dễ chăm, không nên chọn những loại cá thích săn mồi.
- Không nên nuôi quá nhiều cá trong cùng một bể để không gian phát triển của cá đủ rộng rãi, cá sống khỏe, sinh sản tốt.
Mong rằng sau bài viết này, bạn sẽ biết được các loại cá cảnh nuôi chung với nhau gồm những loại nào, những giống nào không nên nuôi chung. Để biết chơi và sành chơi, bạn cần dành thời gian quan sát, tìm tòi, học hỏi lâu dài. Chúc bạn sớm có được những bể cá đẹp, sinh động như mong muốn!
Nếu có nhu cầu tìm mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, nhà cửa - đời sống để giúp ngôi nhà của mình thêm phần đầy đủ, tiện nghi, bạn hãy truy cập vào website hoặc liên hệ trực tiếp đến địa chỉ/hotline dưới đây để được tư vấn:
>> Tham khảo thêm:
Xem thêm
Mẫu nhà ống 2 tầng đơn giản, đẹp, hiện đại nhất 2022
Các mẫu gạch ốp tường đẹp cho phòng khách, nhà tắm, phòng ngủ
20 mẫu hồ cá koi mini, thiết kế hồ cá koi đẹp trong nhà & ngoài trời trang trí sân vườn
Động cơ điện 1 chiều là gì? Động cơ điện xoay chiều là gì?
Những mẫu gạch lát nền phòng khách đẹp hợp xu hướng
Các loại cá cảnh nhỏ rẻ tiền, đẹp, dễ nuôi, không cần oxy
Nhựa số 7 có tốt không? Ký hiệu nhựa số 7
Các mẫu lan can sắt đẹp, đơn giản, nghệ thuật
30 Mẫu cửa nhôm kính đẹp 2022 cho cửa sổ, phòng ngủ, cửa chính