Bài phát biểu họp mặt gia đình chính sách
VnAsk.com xin gửi tới bạn đọc bài viết bài phát biểu họp mặt gia đình chính sách để bạn đọc cùng tham khảo và sử dụng làm bài phát biểu trong lễ tri ân gặp mặt đại biểu gia đình liệt sĩ của xã, huyện, tỉnh mình. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
Bài phát biểu họp mặt gia đình chính sách
Bài phát biểu Lễ tri ân gặp mặt đại biểu gia đình liệt sĩ số 1
Hôm nay, trong không khí chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tỉnh .................... đang ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 42 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, tôi rất vinh dự và phấn khởi đến tham dự buổi gặp mặt tri ân đại biểu gia đình liệt sĩ, quí mẹ Việt Nam anh hùng do Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam phối hợp to chức tại tỉnh nhà.
Trước hết, cho phép tôi thay mặt Tỉnh ủy, HĐND,UBND, MTTQ tỉnh, các gia đình liệt sĩ tỉnh ................................. xin trân trọng cảm ơn Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã quan tâm phối hợp tổ chức buổi gặp mặt ý nghĩa hôm nay, kính chúc các đồng chí và toàn thể quí vị đại biểu, quí mẹ Việt Nam anh hùng luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Kính thưa các đồng chí, các vị đại biểu !
Nhìn lại chặng đường đấu tranh oanh liệt của Đảng ta trong 87 năm qua, chúng ta tự hào Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua bao gian lao, thử thách làm nên những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam, đất nước được độc lập, tự do, thống nhất, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, vững buớc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc chiến giành độc lập này, ............................. đã có biết bao người con ưu tú đã anh dũng vượt qua muôn vàn khó khăn, gian lao, thử thách ác liệt, chiến đấu, hy sinh, cống hiến xương máu, tuổi thanh xuân trên mãnh đất này. Có biết bao bà mẹ có chồng, có con đã hy sinh vì độc lập cùa tổ quốc. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh .................... mãi mãi tri ân, mãi mãi biết ơn vô hạn sự cống hiến to lớn của các liệt sĩ và sự hy sinh vô bờ bến của các Bà mẹ Việt nam Anh hùng.
Kính thưa quí vị, tỉnh ........................... hiện có 7.750 liệt sĩ và 929 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trong đó có 43 Bà mẹ còn sống. Cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước, trong những năm qua Đảng và chính quyền các cấp trên đại bàn tỉnh đã làm nhiều việc có ý nghĩa góp phần làm giảm đi những thiệt thòi, thiếu thốn mà chiến tranh gây ra; đã triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công cách mạng và thân nhân của họ, trong đó có gia đình liệt sĩ và các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Các chế độ chính sách được triển khai kịp thời theo qui định. Công tác phục vụ Lễ tết chu đáo, chăm lo tốt cho gia đình chính sách về tinh thần cũng như vật chất. Công tác duy chuyển hài cốt liệt sĩ; khảo sát qui tập hài cốt liệt sĩ về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh đựơc thực hiện tốt. Đến nay, các nghĩa trang, nhà tưởng niệm, đền thờ liệt sĩ hầu hết đã đựơc nâng cấp và sửa chữa, chỉnh trang hoàn chỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục thực hiện, trong đó có công tác tìm kiếm và qui tập hài cốt liệt sĩ, chăm sóc tri ân các gia đình liệt sĩ.
Tại buổi gặp mặt hôm nay, chúng tôi thống nhất cao với Trung ương Hội là công việc tri ân liệt sĩ đã, đang và sẽ phải là việc làm thường xuyên trên toàn quốc và đồng bào ta ở nước ngoài, đó là mệnh lệnh từ trái tim chúng ta. Trên tinh thần đó, tôi đề nghị trên cơ sở tôn chỉ mục đích hoạt động của mình, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh có trách nhiệm chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Hội trong thời gian tới nhằm góp phần cùng Đảng, chính quyền địa phương chăm lo tốt cho các gia đình liệt sĩ trên địa bàn tỉnh , hỗ trợ tìm kiếm hài cốt liệt sĩ chưa tìm được.
Nhân dịp này, tôi cũng xin đề nghị Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam tiếp tục quan tâm có những việc làm thiết thực, có ý nghĩa , tiếp tục hỗ trợ các Hội địa phương đi vào hoạt động được ổn định góp phần cùng Nhà nước chăm lo, giải quyết những vấn đề thiết thực nhất, tâm tư của thân nhân gia đình liệt sĩ cả nước nói chung, tỉnh ................................ nói riêng.
Cuối cùng, một lần nữa xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam, quí Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ và toàn thể quí vị đại biểu luôn dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.
Xin trân trọng cảm ơn.
Bài phát biểu Lễ tri ân gặp mặt đại biểu gia đình liệt sĩ số 2
Bài phát biểu của đồng chí Bí thư Thành ủy Tam Kỳ tại buổi gặp mặt kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ và tổng kết 15 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Kính thưa các đồng chí đại biểu!
Thưa các đồng chí LTCM, mẹ VNAH, AHLLVTND, các đồng chí thương binh, bệnh binh và thân nhân các gia đình Liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng!
Thưa các đồng chí!
Hôm nay, UBND Thành phố tổ chức Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có công và gặp mặt các đối tượng chính sách tiêu biểu của Thành phố. Hội nghị là dịp để Đảng bộ và nhân dân Thành phố tưởng nhớ, tri ân những Anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh đã hy sinh xương máu, tuổi xuân của minh cho Tổ quốc, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc ta; đồng thời gặp mặt biểu dương những người có công với cách mạng, phấn đấu vươn lên trong các lĩnh vực lao động sản xuất, học tập và công tác trong thời kỳ mới; ghi nhận tình cảm, trách nhiệm và sự đóng góp của những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp, doanh nhân đối với hoạt động đền ơn, đáp nghĩa trong thời gian qua trên địa bàn thành phố. Thay mặt Thành uỷ-HĐND-UBND-UBMTTQVN Thành phố, tôi nhiệt liệt chào mừng các đồng chí Đại biểu, các đồng chí LTCM, các Mẹ VNAH, AHLLVTND, các đồng chí thương, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sỹ, người có công với nước lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất.
Thưa các đồng chí!
Kết quả 15 năm thực hiện chính sách ưu đãi người có công, cũng như chủ trương của Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn ngày 27/7 hàng năm là ngày Thương binh-Liệt sỹ và ý nghĩa của sự kiện này đối với phong trào cách mạng ở Quảng Nam, Tam Kỳ trong 65 năm qua do UBND thành phố vừa trình bày trong diễn văn kỷ niệm và báo cáo tổng kết đã khá đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, vì vậy cho phép tôi không nhắc lại mà chỉ nhấn mạnh thêm một số nội dung chủ yếu sau đây:
Có thể khẳng định rằng, trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình có công với cách mạng. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của dân tộc, là hoạt động thường xuyên, phát huy được sức mạnh của cộng đồng chăm lo gia đình có công với nước. Hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế chính sách tôn vinh, ưu đãi, chăm sóc người có công ngày càng được hoàn thiện. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ; xây dựng tu bổ nghĩa trang Liệt sỹ được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm. Đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công ngày được cải thiện.
Đối với Thành phố Tam Kỳ-mảnh đất có bề dày truyền thống cách mạng, là địa bàn đánh phá ác liệt nhất của kẻ thù trong 2 cuộc kháng chiến. Đảng bộ và nhân dân thành phố Tam Kỳ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 28/2/1998, công nhận 3.356 liệt sỹ, 1.216 thương binh, bệnh binh, 425 mẹ VNAH, 09 xã, phường, 02 đơn vị LLVT và 03 Anh hùng LLVTND. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công được Đảng bộ, chính quyền thành phố tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao, huy động tối đa các nguồn lực xã hội và đạt được những kết quả nhất định. Đặc biệt là quan tâm việc mở rộng diện người có công, thực hiện đảm bảo các chế độ chăm sóc, ưu đãi. Đến nay, hầu hết người có công và thân nhân, con em người có công đã được hưởng các ưu đãi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục-đào tạo, giải quyết việc làm, cải thiện về nhà ở, 100% mẹ VNAH còn sống đã nhận được phụng dưỡng của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc người có công đã thật sự trở thành một phong trào rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn với nhiều hình thức tổ chức, nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hết sức phong phú, sáng tạo, trở thành nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội,...
Nhân kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, thay mặt Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố tôi xin bày tỏ tri ân và biết ơn vô hạn các Anh hùng liệt sỹ, các mẹ VNAH, các thương binh bệnh binh và người có công với nước về những hy sinh cao cả và những đóng góp to lớn đối với sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước. Đồng thời, xin ghi nhận và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương và các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh đã có những đóng góp thiết thực, kịp thời, hiệu quả trong việc chăm sóc các đối tượng chính sách, nhất là các Mẹ VNAH trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua, cùng Đảng bộ và nhân dân Thành phố thực hiện tốt chế độ ưu đãi đối với người có công với nước, góp phần tô thắm thêm truyền thống "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc.
Kính thưa các đồng chí!
Do hậu quả chiến tranh để lại hết sức nặng nề, đất nước vừa thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cả nước nói chung và thành phố Tam Kỳ nói riêng luôn quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ nhưng cuộc sống của một bộ phận thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhiều đồng chí hy sinh chưa tìm được hài cốt. Với tình yêu thương, nghĩa cử và trách nhiệm, tôi đề nghị các Cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, các ngành, các địa phương cần phải tiếp tục thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục và triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công; tiếp tục rà soát, thực hiện phương châm tuyệt đối không để lọt, để sót và giải quyết dứt điểm những trường hợp người có công nhưng chưa được hưởng chế độ, chính sánh của Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội động viên, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, kêu gọi các doanh nghiệp, các cá nhân và các nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua tiếp tục tham gia tích cực, với nhiều hình thức phong phú, năng động sáng tạo vào các hoạt động như vận động phát triển quỹ "Đền ơn đáp nghĩa", phụng dưỡng các Mẹ VNAH, tặng nhà tình nghĩa, chăm sóc sức khỏe, giúp đỡ hỗ trợ trực tiếp vật chất, cổ vũ tinh thần cho các gia đình chính sách, con liệt sỹ, thương binh gặp nhiều khó khăn, người sống cô đơn, không nơi nương tựa,... đặc biệt chú trọng xây dựng các mô hình về phát triển kinh tế, cho vay vốn ưu đãi và vận động các đối tượng chính sách có điều kiện tham gia phát triển kinh tế, góp phần làm cho phong trào "Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với nước" thật sự trở thành phong trào xã hội rộng lớn đem lại hiệu quả thiết thực, có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục sâu sắc,... Đó cũng là đường lối, quan điểm, tư duy của Đảng và Nhà nước ta, là đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Về phần mình, các đồng chí LTCM, Mẹ VNAH, AHLLVTND, các đồng chí thương, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sỹ, người có công với nước cần phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của xứ Quảng và dân tộc ta: trung dũng kiên cường, yêu nước và nhân văn, một lòng theo Đảng, theo Bác, tiếp tục ra sức phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách, với tinh thần tự lực, tự cường, tự mình lo cho mình là chính, không trông chờ, ỷ lại, phấn đấu với khả năng, sức lực của mình, mãi mãi là người công dân kiểu mẫu và gia đình cách mạng gương mẫu; đồng thời vận động những người chung quanh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách Pháp luật Nhà nước, góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân thành phố xây dựng quê hương ngày càng văn minh, giàu đẹp xứng tầm với vai trò thành phố trung tâm Tỉnh lỵ.
Một lần nữa, thay mặt Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân Thành phố, tôi xin cảm ơn các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đã khuyến khích, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ các thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình liệt sỹ, người có công, nhận phụng dưỡng các Mẹ VNAH trong nhiều năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao cả và tình cảm gắn bó với quê hương Tam Kỳ, đã có nhiều đóng góp to lớn và nghĩa cử cao đẹp, truyền thống đạo đức quý giá của Dân tộc Việt Nam "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây", đã có nhiều quan tâm sâu sắc đến đối tượng chính sách ở Thành phố Tam Kỳ.
Cuối cùng, xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí cán bộ LTCM, các Mẹ VNAH, AHLLVT, các đồng chí thương, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sỹ và toàn thể quý vị đại biểu sức khoẻ, hạnh phúc.
Bài phát biểu Lễ tri ân gặp mặt đại biểu gia đình liệt sĩ số 3
Bài phát biểu họp mặt gia đình chính sách số 3
Kính thưa:
Các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, đại diện các gia đình có công với nước;
Các bác, các cô chú lão thành cách mạng;
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ;
Các vị đại biểu và các đồng chí.
Hôm nay, cùng với cả nước long trọng tổ chức các hoạt động kỷ niệm ...... năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2019), với lòng biết ơn vô hạn, chúng ta kính cẩn tưởng nhớ các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, đồng chí, đồng bào đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc, vì sự thống nhất của Tổ quốc. Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh ..., tôi xin gửi đến các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang, các đồng chí thương binh, bệnh binh, các thân nhân liệt sĩ, các gia đình có công với đất nước những tình cảm sâu nặng, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, thương nòi, với ý chí kiên cường, bất khuất và lòng thủy chung, nhân hậu đã đem cả máu xương, công sức, của cải của mình để gìn giữ độc lập tự do và thống nhất của Tổ quốc, xây đắp giang sơn tươi đẹp cho muôn đời con cháu.
Kế thừa truyền thống quý báu đó, trong thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã viết nên những trang sử vẻ vang trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giành độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Với Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 đã đánh đổ ách thực dân, giải phóng một nửa giang sơn. Và với ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", nhân dân ta đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước cùng đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Trong khi những vết thương nặng nề của hai cuộc chiến tranh xâm lược chưa kịp hàn gắn, Nhân dân ta lại phải chịu đựng những hy sinh, tổn thất mới bởi cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Và ngay trong xây dựng hoà bình, vẫn có những người con của dân tộc phải hy sinh hoặc chịu đựng thương tật để bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân và sự phát triển của đất nước.
Chúng ta trân trọng tri ân hàng triệu người con ưu tú của dân tộc, mà phần lớn là thanh niên, đã hiến dâng tuổi thanh xuân và cả cuộc sống của mình cho đất nước, đã ngã xuống trên chiến trường, hoặc khi trở về đã mang trên mình thương tật suốt đời. Hàng triệu thân nhân liệt sĩ, những bậc ông bà, cha mẹ, những người chồng, người vợ đã mãi mãi không thể gặp lại những người thân yêu nhất của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Chính họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi ..., tinh thần của họ luôn sống với non sông Việt Nam". Các thế hệ người Việt Nam sẽ luôn luôn tự hào và nguyện sống xứng đáng với những hy sinh cao cả của các thế hệ cha anh.
Với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân, vào năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27/7 hàng năm là Ngày Thương binh toàn quốc, để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ghi nhớ, tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước. Kể từ đó, ngày 27/7 hàng năm đã trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị và mang tính nhân văn sâu sắc của đất nước ta.
Cũng ngay từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân, trong muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban bố Sắc lệnh số 20/SL, ngày 26/02/1947 về chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ. Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên xem xét, bổ sung chính sách ưu đãi đối với người có công với nước. Chính sách đó được chế định thành pháp luật, được ghi trong Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước ta đã ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, Pháp lệnh quy định danh hiệu nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" và nhiều chính sách ưu đãi khác.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,
Cùng với cả nước, lịch sử của Đảng bộ tỉnh... cũng là một lịch sử hào hùng gắn liền với công cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Thắng lợi của cuộc kháng chiến trường kỳ trên một địa bàn biên giới, dân tộc, tôn giáo rất phức tạp như tỉnh ta đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý báu, thể hiện đầy đủ và sinh động sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ cũng như tinh thần yêu nước cao độ của quân và dân .... Chính trong cuộc kháng chiến này, quê hương... đã sản sinh ra biết bao người con ưu tú,...
Đảng bộ và Nhân dân ... rất đỗi tự hào về truyền thống cách mạng hào hùng của địa phương; mãi mãi tri ân các anh hùng liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và gia đình người có công với đất nước.
Thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trong những năm qua, dù điều kiện kinh tế của tỉnh còn khó khăn, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh nhà đã cố gắng cao nhất để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng và người có công với cách mạng. Nhằm mong muốn bù đắp phần nào cho những hy sinh, mất mát của người có công và gia đình người có công trong tỉnh, với nhiều hoạt động phong phú, nhiều việc làm nhân ái như: Đóng góp cho Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; xây dựng, sửa chữa nhà tình nghĩa, nhà đồng đội; chăm sóc thương binh, bệnh binh khó khăn, chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ cô đơn, con liệt sĩ mồ côi... trở thành những việc làm thường xuyên của toàn xã hội.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,
Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ cách mạng đối với gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập tự do của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng là nghĩa vụ, trách nhiệm, niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của tất cả mọi người, của thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau.
Với trách nhiệm và nghĩa tình sâu nặng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đã và đang làm rất nhiều việc để cuộc sống của các thương binh, thân nhân liệt sĩ và người có công ngày càng được đầy đủ và tốt đẹp hơn, nhưng vẫn chưa thể nào bù đắp được những đau thương, mất mát, chưa đáp ứng được yêu cầu cuộc sống của người có công.
Chúng ta chưa thể yên lòng khi còn những gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công cuộc sống còn nhiều khó khăn; việc chăm sóc sức khoẻ khi đau yếu, việc chữa trị những vết thương chiến tranh gây ra, việc chăm lo học hành và giải quyết việc làm cho con cháu của người có công chưa được chu đáo; vẫn còn những người, những gia đình có công chưa được hưởng đầy đủ những chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta; và đến nay vẫn còn nhiều liệt sĩ chưa tìm được hài cốt, danh tính, đang để lại nỗi đau khắc khoải trong lòng những người thân và trong mỗi chúng ta.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu,
Trải qua chặng đường XX năm (1947 - 20XX), công tác thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng đã đạt được kết quả đáng ghi nhận. Việc tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7) là dịp để tổng kết đánh giá hiệu quả công tác quan trọng này của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là dịp để các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân kiểm điểm công tác, đúc rút kinh nghiệm, biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác; tôn vinh các tấm gương điển hình tiên tiến của gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; động viên mọi người khắc phục khó khăn, vượt lên làm chủ cuộc sống; khơi dậy và phát huy tiềm năng to lớn của xã hội để chăm sóc tốt hơn nữa các đối tượng chính sách xã hội.
Đạo lý của dân tộc và ân nghĩa đối với người đi trước, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phải tiếp tục làm nhiều hơn, tốt hơn đối với việc chăm lo cho người có công. Mỗi người chúng ta phải thực hiện nhiệm vụ này bằng ý thức tự giác, bằng cả tấm lòng như đối với người thân của chính mình. Phải làm sao từng bước để người có công tỉnh nhà được no ấm về vật chất, yên vui về tinh thần, con cháu người có công được phát triển toàn diện, xứng đáng với công lao của cha ông và sự phấn đấu của bản thân họ. Chăm lo cho người có công chính là việc làm để tôn tạo truyền thống quý báu của dân tộc; chăm lo cho sự phát triển của đất nước hôm nay và mai sau.
Cuối cùng, xin kính chúc các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, các Anh hùng lực lượng vũ trang, các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh các thời kỳ cùng toàn thể quý đại biểu có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Chúc cho buổi họp mặt hôm nay thật nhiều ý nghĩa! Xin trân trọng cảm ơn!
Tối 26-7-2018, Cổng thông tin điện tử tra cứu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ tại www.thongtinlietsi.gov.vn chính thức khai trương. VnAsk.com xin gửi tới bạn đọc hướng dẫn tra cứu thông tin liệt sĩ, tìm mộ liệt sĩ online để bạn đọc cùng tham khảo.
Xem thêm
Cách tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, cha mẹ
Ngày toàn dân phòng cháy chữa cháy là ngày nào? Ý nghĩa ngày PCCC
Kịch bản tổ chức buổi tọa đàm
Cách làm bánh chưng bánh dày nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương
50+ Stt về Ngày của Mẹ hay, ý nghĩa, ngắn gọn
Lời dẫn chương trình tổng kết năm học trường Tiểu học
Lời dẫn chương trình văn nghệ 22-12
Cúng đất đai - Cách cúng đất đai nhà cửa trong nhà đúng nghi lễ
Ngày 14/6 là ngày gì? Ngày 14 tháng 6 có ý nghĩa gì?