Văn khấn Tạ mộ cuối năm
Bài cúng tảo mộ cuối năm
Văn cúng tạ mộ, lễ cúng tạ mộ, lễ vật cúng tạ mộ, cách cúng tạ mộ chuẩn,... VnAsk mời các bạn cùng theo dõi bài viết để nắm được nội dung chi tiết về lễ cúng tạ mộ.
1. Văn khấn Tạ mộ
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Nam mô a di đà phật!
Con kính lạy:
– Quan đương xứ thổ địa chính thần
– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,
– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ
– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này.
Con kính lạy vong linh ……….
Hôm nay là ngày…tháng…năm…,
nhằm tiết ….. Chúng con là:…………… Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần.
Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:……….hiện phần mộ an táng ở noi này.
Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối.
Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.
Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ những mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.
Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.
Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe.
Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm : ….( đọc tên các đồ mã dâng cho vong)
Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.
2. Lễ tạ mộ là gì?
Lễ tạ mộ phần là vấn đề mà hầu như ai cũng quan tâm. Bởi trong quan niệm của người Việt luôn nhớ tới nguồn cội, họ cho rằng phần âm có được yên ổn thì người dương mới có thể an cư lạc nghiệp. Chính vì thế, khoảng từ 24 hoặc 25 tháng Chạp mỗi năm rất nhiều gia đình Việt đi tạ mộ. Vấn đề tạ mộ là lĩnh vực khá phức tạp nên thông thường nhiều người mời thầy có nhiều hiểu biết về tâm linh, chuyên môn để về làm lễ.
Cũng có những trường hợp khác phần mộ đã được yên ổn, luôn phù hộ cho gia đình gặp nhiều may mắn và thuận lợi thì họ có thể làm lễ tạ mộ với văn khấn tạ mộ để cảm ơn. Khi tạ mộ gia chủ có tâm, có tín, khấn lễ chu đáo thì thần linh, tổ tiên sẽ ban ân, ban phúc cho cuộc sống yên lành, mạnh khỏe, gia đình ấm êm, luôn vui tươi hạnh phúc. Không bao giờ phải lo lắng yêu ma quấy nhiễu, mọi hung đều hóa cát, điều giữ hóa lành, giao dịch thành công, buôn may bán đắt,...
Nếu bị động mộ vì một lý do nào đó khiến vong linh không yên thì phải mời thầy pháp về giúp đến khi mồ yên mả đẹp.
Các loại lễ cúng tạ mộ theo phong tục Việt
Phong tục của người Việt có nhiều lễ cúng tạ mộ bao gồm:
- Lễ tạ mộ cuối năm
- Lễ tạ mộ đầu năm (lễ tạ mộ thanh minh)
- Lễ tạ mộ khánh thành mới xây xong
- Lễ tạ mộ kết phát: lễ cúng tạ mộ phát theo phong thủy tâm linh dành cho những ngôi mộ có các đặc trưng.
- Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn): mộ có một lớp keo kiên cố như xi măng bảo vệ hài cốt.
- Lễ tạ mộ phát kết thủy (thủy tụ): Thi hài của người mất được bảo vệ bởi lớp nước giống như thứ nước ướp xác và không được cải táng. Nếu cải táng thì nước sẽ hóa đục và hài cốt chuyển màu đen. Những ngôi mộ kết này được xem là sẽ giúp con cháu, dòng tộc có nhiều may mắn, tài lộc, công danh… nên thường có cách tạ mộ kết riêng cũng như phải lễ tạ ân, cầu xin phát lộc.
- Lễ tạ mộ tam đại: lễ tạ cúng tổ tiên 3 đời của gia chủ
- Lễ, văn khấn tạ mộ 3 ngày, lễ tạ mộ ngày giỗ
- Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7
- Lễ tạ mộ của dòng họ, tộc
Trong đó lễ cúng tạ mộ cuối năm và cúng tạ mộ sau xây dựng là 2 lễ cũng quan trọng trong phong tục tập quán cúng lễ tạ mộ một là cảm tạ, hai là cầu ân.
Lễ cúng tạ mộ cuối năm
Khác với lễ tảo mộ đầu năm, lễ tạ mộ cuối năm là nghi lễ thể hiện sự tưởng nhớ tới tổ tiên, tỏ lòng thành kính. Quan niệm luôn coi trọng việc chôn cất và thờ phụng người đã khuất, người đã mất vẫn còn cuộc sống nối tiếp ở thế giới bên kia và dang dở nơi dương thế nên thường sắm lễ tạ mộ cuối năm như lời mời tổ tiên về ăn cỗ và cảm tạ thần linh đã cho tổ tiên nương nhờ đất lành trong năm qua. Vì vậy cần phải chuẩn bị chu đáo văn khấn lễ tạ thần linh ngoài mộ.
Do đó, hàng năm chuẩn bị đón tết Nguyên đán dù bận rộn thế nào vẫn không thể bỏ qua việc tạ mộ ngoài đồng ở khu lăng mộ của gia tiên, dòng tộc để dọn dẹp nơi an nghỉ và làm lễ cúng tạ mời tổ tiên về ăn tết với con cháu. Cúng lễ tạ mộ cầu bình an, tài lộc là việc không thể thiếu.
Lễ cúng tạ mộ khánh thành, sau khi xây
Lễ vật cúng xây mộ mới và đọc văn khấn tạ mộ mới xây là nghi lễ quan trong khi gia chủ thực hiện việc xây cất mộ mới cho người đã khuất để cầu mong người đã mất yên nghỉ, phù hội cho người trốn dương gian. Trước khi thực hiện lễ xây mộ mới, cần lưu ý làm đầy đủ các thủ tục về bốc mộ như: sắm lễ cũng bốc mộ, bài văn khấn lễ bốc mộ,... thật cẩn thận.
Đồng thời, việc xây cất làm ảnh hưởng tới thần linh nơi đất này vì vậy ngoài việc lễ cúng khởi công động thổ xây mộ thì khi xây xong sẽ sắm lễ cúng tạ mộ mới xây cảm ơn thần linh giúp đỡ, ban đất cho gia tiên an nghỉ, cất nhà mới và tránh động long mạch...
3. Thời gian làm lễ Tạ Mộ
Lễ tạ mộ có thể làm độc lập vào tất cả các ngày tốt trong tháng Chạp hoặc nhiều gia đình cũng thường kết hợp với lễ mời gia tiên về ăn Tết sau ngày 23 tháng Chạp.
Thông thường, tùy vào điều kiện mỗi gia đình và phong tục từng miền, mỗi nơi mỗi nhà có cách sắm lễ tạ mộ phần khác nhau.
4. Phân biệt lễ tạ mộ và lễ tảo mộ
Có nơi gọi đây là lễ tạ mộ cuối năm, nhưng cũng có nơi lại gọi là lễ tảo mộ cuối năm. Vậy chính xác thì tên gọi của lễ này là gì? Liệu có sự nhầm lẫn gì ở đây không hay đơn giản nó đều là 1 lễ.
Theo quan niệm truyền thống, tạ mộ và tảo mộ là 2 lễ hoàn toàn khác nhau. Trước tiên, hiểu theo nghĩa đen thì tảo mộ tức là quét dọn, tu sửa cho ngôi mộ, còn tạ mộ thì là làm lễ tạ ơn chư vị thần linh cùng vong linh người đã khuất.
Lại xét về thời gian thực hiện thì tạ mộ và tảo mộ là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Tạ mộ cuối năm vào ngày nào? Tạ mộ được thực hiện vào thời điểm cuối năm, trong những ngày giáp Tết, thường là từ ngày 23 đến ngày 30 tháng Chạp.
Còn tảo mộ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, tức là vào thời điểm đầu năm.
5. Các bài cúng tạ mộ phổ biến
Văn khấn lễ tạ mộ cuối năm mẫu 1
(Tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa nơi đó cho Ông bà về ăn Tết)
Kính lạy:
– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan.
– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương.
– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.
– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Chúng con (Họ tên vợ, chồng)............................................................
Địa chỉ.............................................................................................
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là:....................................
(Tên của Ông, bà, cha mẹ v.v…): Tuổi...............................
Tạ thế ngày....................................................................
Phần mộ ký táng tại.......................................................
Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).
Văn khấn tạ mộ cuối năm mẫu 2
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.
- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
- Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.
- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghiã trang này.
- Con kính lạy hương linh cụ:...............................................................
Hôm nay là ngày... .......tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là:........................................................................
Ngụ tại:..............................................................................................
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:...............kỵ nhật là.......có phần mộ táng tại............được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở
Bát nước nén hương
Thành tâm kính lễ
Cúi xin chứng giám
Phù hộ độ trì
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!.
Bài cúng tạ mộ cuối năm mẫu 3
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn Hóa – Thông Tin)
“Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
- Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát.
- Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
- Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.
- Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.
- Con kính lạy hương linh cụ:…………………..
Hôm nay là ngày…..... tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là:…………..
Ngụ tại:…………..
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả,kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần.
Kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là:...............
Kỵ nhật là…
Có phần mộ táng tại…………
Được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở
Bát nước nén hương.
Thành tâm kính lễ
Cúi xin chứng giám
Phù hộ độ trì
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!”
6. Cách sắm lễ tạ mộ cuối năm
Nhiều gia đình thường kết hợp lễ tại mộ cuối năm cùng lễ mời ông bà tổ tiên về ăn Tết, phù hộ độ trì cho con cháu một năm mới an lành, mạnh khỏe. Nếu bạn vẫn băn khoăn không biết lễ tạ mộ cần chuẩn bị những gì thì hãy tham khảo danh sách dưới đây nhé.
Phần sắm lễ tạ mộ tùy theo điều kiện, lòng thành của gia chủ. Song thông thường có những vật cúng cơ bản:
Những đồ chuẩn bị để ra cúng tại phần mộ:
- Hương thơm
- Hoa tươi (hoa hồng đỏ):10 bông
- Trầu: 3 lá, Cau: 3 quả cành dài đẹp
- Trái cây: 1 mâm to
- Xôi trắng: 1 mâm bên trên bày gà luộc nguyên con (Thường chọn giò hoặc là trống thiến)
- Rượu trắng: 0,5 lít + Chén đựng rượu: 5 cái
- 10 lon bia + 2 bao thuốc lá + 2 gói chè (1 lạng/gói)
- 2 nến cốc màu đỏ dùng để thắp khi làm lễ
Phần mã thì có:
- 1 cây vàng hoa đỏ
- 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm, tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại to) cùng với đồ kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.
- Mỗi ngựa trên lưng có 10 lễ vàng tiền (một lễ gồm có tiền xu, vàng lá, tiền âm phủ các loại..)
Có 4 đĩa để tiền vàng riêng như sau:
- 1 đĩa để 3 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
- 1 đĩa có 1 đinh vàng lá, 7 đinh xu tiền
- 1 đĩa có 9 đinh vàng lá, 1 đinh xu tiền
- 1 đĩa có 1 đinh xu tiền
Đối với vong linh tùy theo là nam, phụ, lão, ấu, mà có áo quần tương ứng dâng tiến cho phù hợp. Ngoài ra có tiền âm phủ các loại kèm theo, tiền xu, vàng lá…. mỗi thứ ít nhiều.
Chú ý: nếu phần mộ nhỏ thì phải có thêm mâm, thêm bàn để bày lễ lên sao cho phù hợp.
Đối với nghĩa trang có nơi thờ thần linh Thổ địa riêng thì phải bày lễ hai nơi. Trong đó lưu ý phần mã là trình bày ở nơi thờ thần linh Thổ địa. Có nơi dâng cây đại thiếc (thay vàng hoa đỏ).
Ngoài ra tùy theo phong tục tập quán ở mỗi nơi mà có sự gia giảm điều chỉnh thích ứng.
7. Những chú ý khi đi tạ mộ
Tạ mộ vào giờ nào tùy vào điều kiện, thời tiết thuận lợi, và sức khỏe cho phép. Nhưng tốt nhất nên chọn ngày tạnh ráo, ấm áp.
- Dịp này cha mẹ hay cho trẻ đi theo tạ mộ, trước là để biết dần vị trí phần mộ, sau là tập cho trẻ kính trọng, hiếu đễ tổ tiên. Vì vậy cần:
- Tránh đi tạ mộ quá sớm bởi lúc đó sương đêm chưa tan. Cũng không nên đi quá muộn bởi chiều tối và đêm âm khí nặng nề, không tốt cho sức khỏe.
- Khi thời tiết mưa gió, sấm chớp thì không nên đi tạ mộ. Nên chọn cúng lễ tạ mộ vào ngày thời tiết đẹp, tạnh ráo, không mưa gió.
- Nghi lễ tạ mộ không nên làm linh đình, tốn kém để khoe mẽ. Cũng không nặng về hình thức, đốt vàng mã lớn kiểu mê tín.
- Không nên ăn đồ cúng ở nghĩa trang, vì dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa (chưa kể đến vấn đề tần số tâm linh).
- Không nô đùa, ngồi lên những ngôi mộ vì bị coi là bất kính.
- Không tranh thủ ngồi thiền, tập dưỡng sinh, thể dục ở đó vì uế khí dễ xâm nhập vào cơ thể.
- Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc các chược khí, âm khí bám vào người và quần áo…
- Người đi tảo mộ cần ăn mặc trang nghiêm, lịch sự, không mặc quần áo ngắn, váy ngắn, ăn mặc hở hang... để thể hiện sự tôn kính với các bậc bề trên.
Ngoài ra, bạn cũng nên thắp hương cho các phần mộ xung quanh phần mộ của gia đình mình.
Chú ý cách dùng hoa trong ngày này
Hoa bách hợp trắng
Ý nghĩa: thuần khiết, trang nghiêm, tâm đầu ý hợp
Đối tượng: người thân, bạn đời, bạn bè
Kết hợp cùng: hoa lưu ly, hoa baby
Hoa bách hợp sở dĩ được nhiều người yêu thích, không chỉ do nó có vẻ đẹp thoát tục, mà còn do hàm ý đặc biệt của nó. Tương truyền hoa bách hợp do những đau thương mà Hạ Oa và Á Đang – người vất vả kiếm tìm Y Điện Viên tạo nên. Do vậy, hoa bách hợp trắng tinh khôi dâng lên mộ phần, tỏ ý tiếc thương người đã mất, gửi gắm nỗi niềm nhung nhớ.
Hoa cúc vàng
Ý nghĩa: Thương nhớ
Đối tượng: bạn bè, người thân
Nên kết hợp cùng: hoa cúc trắng, hoa lưu ly
Đem hoa cúc trắng dâng lên mộ phần bạn bè, người thân, tỏ ý tưởng nhớ. Hoa cúc vàng, tùy từng vùng mà có những ý nghĩa khác nhau, ở một số nước phương Đông có ý nghĩa nhớ thương, nhưng ở phương tây lại có ngụ ý đau buồn. Tuy nhiên, dù thế nào, hoa cúc vàng cũng là một loại hoa không thể thích hợp hơn trong tiết Thanh Minh.
Hoa cúc trắng
Ý nghĩa: thanh khiết, cao thượng
Đối tượng: bạn bè, người thân
Nên kết hợp cùng: hoa cúc vàng, hoa đồng tiền.
Mùa xuân muôn trăm cây bừng sống, có phải bạn cũng đang chờ đợi về một cuộc sống tuần hoàn đầy tươi đẹp? Đem hoa tươi tặng cho người đã khuất, hoa cúc trắng chính là lựa chọn hàng đầu. Với ngụ ý thanh cao, thanh tú, lại thuần khiết, hoa cúc trắng đại diện cho sự tôn kính, dùng để tỏ ý tiếc thương, gửi gắm nỗi lòng nhung nhớ và hi vọng người đã khuất có được một cuộc sống an nhiên nơi thiên đường.
Loài hoa yêu thích của người khuất
Điều này rất được chú trọng, bạn không nhất thiết phải sử dụng những loại hoa truyền thống, bạn có thể sử dụng loài hoa mà người đã khuất từng thích khi còn sống để thể hiện tình cảm của mình.
8. Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
10. Cúng Tất Niên 2024
Lễ cúng tạ mộ là một trong những nghi lễ truyền thống quan trọng trong văn hóa tâm linh, tinh thần của người Việt. Người Việt ta vẫn luôn sống tình nghĩa và tin vào dù đã ra đi, nhưng tổ tiên luôn bên cạnh chở che và phù trợ con cháu bởi vậy việc chăm sóc bài vị tổ tiên, dâng lễ vào các dịp cúng,...thể hiện lòng đạo hiếu của người Việt với tổ tiên của mình, giữ vững đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Trong bài viết này VnAsk sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về lễ cúng tạ mộ, cách chuẩn bị lễ vật, văn cúng cùng những lưu ý khi tiến hành làm lễ, mời các bạn cùng theo dõi.
Xem thêm
20+ Bài thơ Tết buồn, cô đơn xa nhà xa quê hay nhất
20 Lời chúc Tết dành cho học sinh, phụ huynh hay nhất
Cách làm thiệp chúc Tết, mừng năm mới 2024 handmade đơn giản mà đẹp
Xông đất là gì? Người đi xông đất cần làm gì?
Văn khấn rước ông bà tổ tiên ngày 30 Tết
Cúng tất niên công ty gồm những gì?
Lịch chiếu Táo Quân 2024: Táo quân mấy giờ chiếu?
Ngày mùng 6 Tết 2024 tốt hay xấu? Giờ tốt ngày mùng 6 Tết
Cách tạo video chúc Tết mừng năm mới 2024 đẹp nhất