Bác Hồ bao nhiêu tuổi năm nay? Bác Hồ thọ bao nhiêu tuổi?
Bác Hồ bao nhiêu tuổi năm nay? Bác Hồ thọ bao nhiêu tuổi? META mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm rõ hơn nhé!
Bác Hồ năm nay bao nhiêu tuổi?
Chủ tịch Hồ Chí Minh tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, tên đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Bác sinh ngày 15/9/1890 tại làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Như vậy, tính đến 2024 thì Bác Hồ 134 tuổi.
Bác Hồ thọ bao nhiêu tuổi?
Bác Hồ sinh năm 1890, mất năm 1969. Như vậy, Hồ Chí Minh thọ 79 tuổi.
>> Xem thêm:
Một số thông tin khác về Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm trong ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Bác đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Người đã sớm có ý chí đuổi thực dân, dành độc lập cho đất nước, đem lại tự do và hạnh phúc cho đồng bào. Và với ý chí kiên cường, quyết tâm đó, năm 1911 Hồ Chủ tịch đã rời tổ quốc sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Thơ chúc mừng sinh nhật Bác hay kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ
- Những bài thơ hay về Bác Hồ, thơ chúc mừng sinh nhật Bác ý nghĩa nhất
- Những bài thơ về Bác Hồ với thiếu nhi, thơ về Bác Hồ cho trẻ mầm non hay
- Những câu nói hay, nổi tiếng của Bác Hồ Chí Minh
Sau đây chúng tôi sẽ tóm tắt quá trình tham gia cách mạng, tìm kiếm con đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
- 1911: Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên len tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hái ngày sau thì con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.
- 1912 - 1917: Dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Người đã đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động.
- Cuối 1917: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt Kiều và phong trào công nhân Pháp.
- 1919: Dưới tên Nguyễn Ái Quốc, Bác đã gửi tới Hội Nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
- 1920: Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), đồng thời trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- 1921: Cùng một số người yêu nước, Bác tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
- 1923: Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản.
- 1924: Với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Bác đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.
- 1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng.
- 1927: Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.
- 1928 - 1929: Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
- 1930: Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghi thành lập Đảng họp tại Cửu Long - Hồng Kông (Trung Quốc).
- 1931: Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông.
- 1933: Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.
- 1934 - 1938: Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô).
- 1938: Bác rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.
- 1941: Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa tổ quốc. Tháng 5/1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
- 1942: Dưới tên Hồ Chí Minh, Bác đại diện cho Mặt trậnViệt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương.
- 1944: Người trở về căn cứ cao Bằng. Tháng 12, Bác chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
- 1945: Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm chủ tịch. Tháng 8/1945, Người cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa dành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc bản “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
- 1946: Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- Tháng 1/1946: Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
- Ngày 2/3/1946: Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
- Ngày 3/11/1946: Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ thành lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính Phủ, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
- 19/12/1946: Người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng tháng Tám.
- 1951: Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, đứng đầu là Hồ Chủ tịch, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp đã dành thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954).
- 1955: Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn.
- 1956: Tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khóa II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, kiêm Tổng Bí Thư của Đảng.
- 1960: Đại hội lần thứ III đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.
- 1964: Đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam, người đã động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn giản khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.
- 2/9/1969: Chủ tịch Hồ Chí Minh mất tại Hà Nội. Trước khi mất, Người đã để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc Đảng và nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh.
- Mùa xuân 1975: Với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân Việt Nam đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, thực hiện mong ước thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Một số hình ảnh về Bác Hồ vĩ đại
>> Tham khảo thêm:
- Cách vẽ Bác Hồ đơn giản và 10 tranh vẽ Bác Hồ đẹp nhất
- Những hình ảnh về Bác Hồ, ảnh của Bác Hồ Chí Minh đẹp nhất
- Những bộ phim về Bác Hồ, phim tư liệu về Bác Hồ cảm động nhất
- Những câu ca dao về Bác Hồ, câu nói hay về Bác
Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết Bác Hồ bao nhiêu tuổi rồi. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết cả chúng tôi!
Đừng quên truy cập website để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Xem thêm
[Gợi ý] Quà tặng bạn trai nhân ngày sinh nhật thiết thực nhất
Những lời chúc sinh nhật bản thân mình hay, ngắn gọn, ý nghĩa
26 Mẫu bánh sinh nhật cho bố đơn giản mà đẹp, ý nghĩa
Các mẫu bánh sinh nhật hình con lợn ngộ nghĩnh dễ thương nhất
50+ Mẫu bánh sinh nhật hình Siêu nhân Nhện, Iron Man, Batman đẹp và ngầu nhất
Những lời chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Hàn hay, ý nghĩa
Tạo thiệp mời sinh nhật online miễn phí đơn giản mà đẹp
30 Câu chúc mừng sinh nhật tiếng Hà Lan hay nhất
Những lời chúc sinh nhật con gái đáng yêu nhất