Bà bầu có nên đi lễ chùa đầu năm
Bà bầu có nên đi lễ chùa, đền miếu trong dịp Tết hay không?
Đầu năm, mọi người thường đi chùa để cầu bình an, may mắn cho cả năm. Nhiều bà bầu muốn đi vào chùa để bày tỏ lòng thành kính đồng thời cầu an, cầu phước cho gia đình và con cháu, tuy nhiên do quan niệm của dân gian, nhiều người vẫn lo sợ việc bà bầu đi vào chùa sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu có nên đi lễ chùa không?
Bà bầu có nên đi chùa đầu năm không?
Theo các chuyên gia tín ngưỡng bà bầu đi lễ chùa đầu năm sẽ tốt cho cả mẹ và con. Bởi từ xưa đến nay, chưa bao giờ có chuyện cấm phụ nữ mang thai lên chùa, bởi chuyện sinh nở không ảnh hưởng gì khi đi lễ chùa. Việc đi lễ chùa còn giúp cho bà bầu tìm lại sự thanh thản trong tâm hồn, tư tưởng thoải mải, cầu bình an cho cả mẹ và con. Về mặt tâm linh đi chùa còn rất tốt cho việc sinh nở.
Tuy nhiên, bà bầu không nên đi lễ chùa xa, có thể đi chùa làng, chùa gần nào cũng được, vì ở đâu cũng đều thờ Phật và mong muốn mọi điều tốt đẹp đến với con người. Trước khi đi lễ Phật, mẹ bầu cần phải lên kế hoạch trước, chọn thời gian đi lễ phù hợp, đảm bảo có sức khỏe tốt và an toàn cho thai nhi.
Mẹ bầu cần phải phân biệt rõ chùa, đền và miếu. Mẹ bầu có thể đi chùa, những không nên đi đến đền và miếu dịp đầu năm, bởi những địa chỉ tâm linh này có tính chất hoàn toàn khác nhau.
- Chùa là nơi thờ phật, một tôn giáo lớn thứ 2 trên thế giới về mặt tín đồ.
- Đền là nơi thờ các vị thánh hoặc các nhân vật lịch sử có công với đất nước được nhân dân suy tôn và lập đền thờ. Còn miếu là công trình để thờ một vị thần bản địa nào đó có công đối với vùng đất này.
Nếu như việc đi chùa có lợi cho bà bầu và thai nhi, thì việc tới đền, miếu lại không tốt theo tâm linh. Bởi trong hệ thống đền miếu, có thờ những vị thần, vị thánh dữ hoặc những vị thánh rất kị “đàn bà”. Vì thế, mẹ bầu không nên đi đến miếu hay đền dịp đầu năm, để tránh xảy ra các rủi ro không cần thiết.
Khi đi chùa đầu năm bà bầu cần lưu ý những gì?
Khi đi chùa đầu năm, bà bầu cần lưu ý một số điều sau đây:
- Nên khám thai định kỳ đầy đủ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lên kế hoạch đi lễ xa. Nếu đi lễ xa, nên mang theo sổ khám thai (tốt nhất là kết quả trong vòng 1 tuần). Cần đem theo các loại thuốc đã được bác sĩ kê đơn sẵn.
- Ba tháng đầu do bánh nhau chưa thành lập nên rất dễ có hiện tượng động thai, sảy thai… Cơ thể chưa nặng nề nhưng không thích hợp cho đi lễ chùa xa. Các yếu tố như nghén, buồn ngủ, mỏi mệt cũng ảnh hưởng đến việc đi lại…
- Nếu đi lễ xa, thai phụ và người thân đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống để giữ sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Tránh tới chùa phải đi bộ nhiều, leo trèo nhiều vì không thích hợp cho người mang thai.
- Nên chuẩn bị sẵn số điện thoại của các bệnh viện chuyên sản khoa nơi đến lễ để dự phòng khi khẩn cấp.
- Tránh những chùa lớn, nổi tiếng và quá đông đúc vì nơi đây thường thiếu không khí không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Hơn nữa, việc chen lấn có thể khiến bà bầu sảy chân ngã, làm sảy thai.
- Chỉ nên đi lễ chùa nếu cơ thể khỏe mạnh. Nếu sức khỏe không tốt thì nên ở nhà nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
- Khi đi chùa đầu năm, mẹ bầu nên dành thời gian để tham quan, thư giãn về tinh thần, tạo quãng nghỉ để cơ thể không bị quá sức.
- Tránh đi chùa ở trên núi, vì phải đi bộ nhiều, gây mệt mỏi, không tốt cho thai nhi.
Xem thêm
Sự tích cây Nêu ngày Tết
Văn khấn tạ đất - Bài cúng tạ đất cuối năm
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đơn giản, đẹp, thành kính
Mai đại lộc là mai gì, mua ở đâu? Hình ảnh và đặc điểm mai đại lộc
Ý nghĩa hoa thược dược là gì? Cách trồng, cắm hoa thược dược ngày Tết đẹp
Cách cắm hoa lay ơn 10 bông ngày Tết đẹp và tươi lâu
140 lời chúc Tết Giao thừa hay mừng năm mới
Cúng ông Công ông Táo ngày nào, giờ nào đẹp năm 2024?
Lễ cúng tạ mộ cuối năm cần sắm gì? Văn khấn, bài khấn tạ mộ cuối năm