9 mẹo chữa cay cấp tốc cực hiệu quả ngay tức thì
Thức ăn có vị cay luôn kích thích vị giác và là món khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên, ăn cay nhiều sẽ gây nóng trong người, đau dạ dày... Với những người không ăn được cay thì việc vô tình nếm thử sẽ gây ra cảm giác tê xé lưỡi, cực kỳ khó chịu. Làm cách nào để giải quyết cơn cay nóng ngay tức thì? Cực kỳ đơn giản thôi!
Đồ ăn cay nóng ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Hầu hết người Việt Nam đều có thói quen dùng ớt hoặc các loại gia vị có vị cay trong các món ăn, vì nó tạo ra vị cay hấp dẫn. Nếu biết dùng với lượng vừa phải, sẽ thấy vị cay có rất nhiều lợi ích:
Giảm đau:
Chất capsaicin vốn không mùi, không vị, nhưng có khả năng kích thích rồi sau đó làm giảm đau trong cơ thể. Người ta thường dùng capsaicin như một phương thức hữu hiệu để giảm đau khi điều trị vết thương sau phẫu thuật, đau nhức khớp xương, đau miệng và một số bệnh ngoài da.
Ngừa tai biến tim mạch:
Trong ớt có chứa các hoạt chất giúp cho máu lưu thông tốt, ngăn ngừa nguy cơ tai biến tim mạch. Ớt còn giúp hạ huyết áp và giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Hạn chế bệnh vặt:
Đối với những bệnh như cảm cúm, cảm lạnh và những bệnh liên quan đến đường hô hấp thì ớt và các thức ăn cay có khả năng giúp cơ thể phòng ngừa hiệu quả.
Kháng viêm, chống suy nhược:
Ớt cũng giúp kháng viêm, đặc biệt là viêm khớp, và có khả năng chống suy nhược cơ thể rất hiệu quả.
Cải thiện hệ tiêu hóa:
Tuy ăn quá nhiều ớt sẽ dẫn đến thay đổi men tiêu hoá, nhưng nếu ăn cay vừa phải thì lại giúp tăng tiết dịch vị, giúp tiêu hoá tốt hơn, ăn ngon miệng hơn, đồng thời tránh bị đầy hơi.
Giảm cân:
Trong ớt và tiêu có chứa chất capsaicin là chất có khả năng sinh nhiệt rất lớn, nên nó giúp đốt cháy nhiều năng lượng hơn ngay sau bữa ăn và giúp tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tạo cảm giác no nê và giúp người dùng giảm cân hiệu quả.
Việc ăn cay tuy có một số tác hại nhất định, nhưng nếu biết điều chỉnh lượng dùng vừa đủ thì ớt cũng có những lợi ích về lâu dài cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc ăn nhiều đồ cay nóng thường xuyên thì cũng gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe:
Đau dạ dày:
Khi ăn cay nhiều sẽ làm cho dạ dày bị ảnh hưởng, những dấu hiệu dễ nhận thấy là: viêm dạ dày, nôn ói, ợ chua, đau nóng rát dạ dày hoặc gây trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản gây bỏng nóng rát sau xương ức. Ngoài ra, ớt cay cũng có thể là nguyên nhân làm khởi phát cơn đau của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng ở những người có bệnh trước đó.
Mất ngủ:
Sau khi ăn cay, nhiệt độ cơ thể tăng lên, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ. Bởi vì, khi cơ thể bị nóng nảy do nhiệt độ tăng thì sẽ không thể ngủ được, chính vì thế không nên ăn cay vào buổi tối.
Mất cảm giác ngon miệng:
Những người thường xuyên ăn đồ cay thì các gai vị giác của lưỡi sẽ quá tải do tiếp nhận quá nhiều kích thích nên có thể bị mất đi khả năng phân biệt các vị. Do vậy, nếu thích ăn cay thì mỗi tuần chỉ nên ăn 2 - 3 lần là vừa, không nên ăn liên tục, không ăn vào buổi tối, càng không nên cố gắng ăn cay thật nhiều trong khi bản thân không thể tiếp nhận được những đồ quá cay.
Nóng trong người:
Ăn ớt nhiều và ớt quá cay có thể gây ra phỏng miệng, lở miệng, có thể nổi mụn nhọt, nóng rát vùng dạ dày, đi tiêu có cảm giác nóng rát ở hậu môn... Ngoài ra, trong bột ớt hoặc ớt tươi khi bị mốc sẽ hình thành chất alfatoxin, chất này có khả năng gây ngộ độc và ung thư. Tuy ớt có hàm lượng vitamin C rất phong phú, chất tiền sinh tố D rất tốt cho sức khỏe và một số công dụng khác như kích thích tiêu hóa, khẩu vị nhưng không phải người nào cũng có thể dùng.
Người có cơ thể ốm yếu, người mắc bệnh dạ dày, đại tràng, sỏi mật hay những người đang uống một số thuốc đều không nên ăn ớt bởi vì nó sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống hằng ngày.
Dễ nổi mụn:
Thức ăn cay có tính hút ẩm nên sẽ làm cho da trở nên thô ráp, đồng thời chất cay cũng gây kích thích lên da, làm da nóng và dễ nổi mụn. Do đó, những người da khô nên hạn chế ăn thức ăn mặn, nóng và cay. Đối với phụ nữ có thai thì việc ăn cay không ảnh hưởng lớn đến người mẹ, nhưng mẹ ăn cay khi mang thai sẽ dễ gây bệnh dị ứng cho con trẻ sau này, con sinh ra dễ bị rôm sẩy, nóng nhiệt trong người.
Đối với phụ nữ cho con bú nếu ăn quá cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa, mẹ dễ bị bốc hoả trong cơ thể còn con cũng nóng trong người, khó ngủ, hay quấy khóc.
9 mẹo hay trị cay hiệu quả tức thì
1. Sữa tươi
Sữa tươi có thể nói là phương pháp chữa cháy khi ăn phải đồ cay hiệu quả nhất. Khi bị cay, thông thường ta có thói quen uống nước lạnh để làm dịu cơn cay, tuy nhiên chính việc uống nước lạnh sẽ làm cơn cay, nóng lưỡi nhân lên gấp bội. Thay vào đó, bạn nên ngậm 1 ngụm sữa tươi, vì trong sữa có chất casein giúp trung hòa capsaicin - nguyên nhân gây nóng bỏng, từ đó giúp loại bớt cơn rát do vị cay mang lại.
Casein, một loại protein tìm thấy trong sữa, có tác dụng như một chất tẩy rửa sẽ thủ tiêu cảm giác cay xé trên lưỡi. Thực chất, đây là quá trình tách các hợp chất capsaicin ra khỏi tế bào thần kinh cảm giác trong miệng. Khi lưỡi bị phỏng cay, hãy uống ít nhất 100ml sữa. Bạn có thể nuốt, cũng có thể chỉ súc miệng nếu bạn không uống được sữa; tuy nhiên, uống sữa sẽ làm dịu cảm giác cay nhanh hơn vì nó tác động đồng thời lên vùng lưỡi lẫn cuống họng.
2. Cơm - Bánh mì
Chất bột, hồ trong cơm hay khoai, bánh mì có thể nói là dũng sĩ trị cay vô cùng xông xáo. Việc nhai cơm hoặc các thức ăn có nhiều tinh bột sẽ giúp bề mặt lưỡi nhanh chóng được gột sạch. Cơn cay rát trong miệng bạn sẽ được đẩy lùi nhờ sự kết hợp giữa tinh bột trong cơm hay bánh mì và enzym amilaza có trong tuyến nước bọt. Thế nên hãy nhai kĩ một ít cơm trắng hoặc mẩu bánh mì vụn để cứu nguy khi lưỡi cay xè.
3. Dầu ăn
Dầu ăn có tính trơn sẽ len lỏi vào khoang miệng, bề mặt lưỡi và cuốn trôi nhanh các thức ăn cay ra ngoài, giúp khoang miệng và lưỡi giảm độ nóng, khó chịu. Vì vậy, khi bị cay, chỉ cần ngậm khoảng 2 muỗng cà phê dầu ăn trong miệng từ 30 giây đến 1 phút, sau đó súc miệng thật sạch lại với nước thì cảm giác cay sẽ dịu đi.
4. Mật ong
Nếu trong gian bếp của bạn có sẵn mật ong, bạn chỉ cần tra 1 ít mật ong hoặc ngậm trong khoang miệng khoảng 3 phút là cơn nóng rát sẽ giảm bớt ngay tức thì. Tại sao chúng ta lại không biết công dụng này sớm hơn của mật ong bạn nhỉ?
5. Muối ăn
Muối cũng là một gia vị không thể thiếu trong căn bếp nhà bạn. Cũng có lúc muối được dùng để chữa cay khi bạn ăn phải đồ cay một cách thật đơn giản đấy! Bạn chỉ cần ngậm một ít muối khoảng 2 phút, sau đó nhấp thêm ít nước trắng và súc sạch miệng cùng nhúm muối vừa ngậm trên, cơn cay của bạn sẽ giảm đi rất nhiều.
6. Đường trắng
Có các cách sử dụng đường khác nhau để làm giảm độ cay, tùy thuộc vào vị trí bạn bị cay. Nếu bị bỏng ớt trên các vùng da khác trên cơ thể bạn có thể bôi trực tiếp đường cát lên vùng da ấy.
Với trường hợp ăn cay, bạn hòa tan đường trong nước pha theo tỉ lệ 10% rồi dùng dung dịch này súc miệng liên tục cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, công dụng của nước đường sẽ chỉ phát huy khi còn lưu trong miệng nên bạn phải liên tục súc miệng cho đến khi cảm giác cay giảm bớt.
7. Uống rượu
Nhiều người nghĩ rằng chất cồn trong rượu sẽ làm gia tăng độ cay trong khoang miệng của bạn, nhưng thực tế thì ngược lại. Chất cồn trong rượu có khả năng hòa tan capsaicin nên nếu đang phỏng lưỡi vì ớt, bạn có thể uống một ly bia hay cốc rượu nhỏ. Do chỉ có khả năng hoàn tan capsaicin, nên khi uống rượu cảm giác cay tuy có giảm nhưng sẽ bị mang đi phát tán khắp vùng miệng.
8. Ăn Socola
Như đã nêu trên, capsaicin trong ớt dễ bị hòa tan trong chất béo. Lượng chất béo cao trong hầu hết các loại socola sẽ giúp đẩy lùi một cách nhanh chóng capsaicin ra khỏi miệng. Socola sữa vì có hàm lượng chất béo và casein cao hơn nên trị cay hiệu quả hơn socola nguyên chất.
9. Ngậm nước trái cây hoặc rau xanh
Chất xơ trong các loại trái cây và rau xanh có tác dựng làm giảm vị cay của thức ăn. Vì vậy, thay vì dùng nước, bạn có thể dùng máy xay sinh tố, pha chế 1 ly nước ép, ngậm ít nước trái cây hoặc ăn các loại rau củ xanh như: cà chua, dưa leo, cà rốt... sẽ tốt hơn.
Xem thêm
Cách nướng thực phẩm bằng giấy bạc trên bếp hồng ngoại
Mẹo bảo quản bánh chưng, bánh tét không bị ôi thiu, mốc sau Tết
Cách chống say rượu trước khi uống không đau đầu, nôn nao
Những vật dụng nào nên và không nên cho vào lò nướng?
Cách trị đổ mồ hôi nách tại nhà đơn giản mà hiệu quả trong mùa hè
Cách bảo quản nhãn tươi lâu trong tủ lạnh, ăn dần quanh năm
Hướng dẫn sử dụng bể bơi phao và cách bảo quản đúng "chuẩn"
Cách bảo quản whipping cream sau khi mở lâu không bị hỏng
Cách tẩy rong rêu trên nền xi măng, nền gạch, tường hiệu quả nhất