Văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc
Văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc nơi chân núi Sam, trước thuộc xã Vĩnh Tế, nay thuộc phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, Việt Nam. Đây là một di tích kiến trúc và tâm linh quan trọng của tỉnh và của khu vực. Trong bài viết này VnAsk xin được chia sẻ với các bạn bài văn khấn bà chúa xứ Châu Đốc và sự tích bà chúa núi Sam để các bạn cùng tham khảo.
Bà chúa Xứ Châu Đốc
Châu Đốc cách TP.HCM khoảng 250km, cách TP. Long Xuyên khoảng 55km, là một thị xã trực thuộc tỉnh An Giang, nằm bên ngã ba của sông Châu Đốc và sông Hậu sát biên giới Việt Nam với Campuchia. Thị xã Châu Đốc có chiều dài lịch sử gắn liền với những câu chuyện ly kỳ về Bà Chúa Xứ Núi Sam - nơi có Lễ hội Bà Chúa Xứ vào khoảng tháng Tư âm lịch hàng năm.
Miếu bà chúa Xứ
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nằm trên vùng đất trũng phía tây bắc núi Sam, lưng quay về vách núi, chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Kiến trúc có dạng chữ ""quốc"", hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng.
Bà chúa Xứ núi Sam
Trông từ xa, ngôi miếu như một bông sen xanh ngự uy nghi trên cao để người đời hướng về bái vọng. Lại gần, khách sẽ thấy ngỡ ngàng khi chiêm ngưỡng các hoa văn ở cổ lầu chính điện, thể hiện đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi ở nơi đây cũng rực rỡ vàng son.
Bài cúng bà chúa xứ Châu Đốc
"Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ.
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là: Ngụ tại:….
Ngày hôm nay là Ngày….. Tháng….. Năm.
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý. ……. (Muốn gì cầu xin) Hương tử con lễ bạc tâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ, cúi xin được phù hộ độ trì."
Xin lộc bà chúa Xứ
"Ai đi cũng nên xin một BAO LÌ XÌ LỘC BÀ về cho may mắn... nói thẳng trong bao có khi là tiền, có khi là tấm áo Bà Mặc cắt ra làm lộc.
Cách sử dụng lộc Bà chúa Xứ như sau:
- Khi rước lộc về nhà, thỉnh lộc bà lên một cái dĩa, sau đó để 4 ly nước suối kế bên, cầm từng ly lên khấn cung nghinh bà về cư gia, cứ mỗi ly nước ta khấn xong ta chế 4 góc nhà.
- Sau đó trân trọng đặt lên bàn thờ ở Mẹ Quan Âm chứ không nên để chỗ thờ Ông Địa như các nhà thường làm. Sẽ khinh thường bà, mà ông địa ông thần tài năm đó cũng không về được khánh.
- Khi đặt lên thì trong 9 ngày phải thay nước và 3 ngày thay trầu cau 1 lần.
- Sau đó ta có thể bỏ bóp hay để bàn thờ nhưng ta nhớ thường xuyên khấn Bà xin độ cho chúng con. Nếu để bàn thờ thì nên đặt thêm quanh bao lộc đó 5 thứ ngũ cốc.
- Cuối năm ngày 23 âm lịch hóa bao lộc này
Bà chúa Xứ là ai ?
Hiện nay tồn tại khá nhiều dị bản khác nhau về sự hình thành Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. Đây được xem là tổ miếu của dạng thức tín ngưỡng này, có qui mô lớn nhất vùng, không chỉ mang ý nghĩa phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cư dân địa phương, mà còn có ý nghĩa trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua hoạt động du lịch.
Sự tích bà chúa Xứ
Sự tích bà Chúa Xứ Châu Đốc thứ nhất:
Trên núi Sam ngày xưa có một bệ tượng hình vuông bằng đá sa thạch. Vào những năm đầu thế kỷ XIX, giặc Xiêm thường sang khu vực này để quấy nhiễu. Trong một lần lên núi và bắt gặp tượng Bà, họ liền có ý định cậy tượng ra khỏi bệ đá để đem xuống núi. Nhưng kỳ lạ thay tượng trở nên nặng vô cùng, họ không cách nào khiêng được mặc dù có bao nhiêu lính tráng khỏe mạnh.
Trong lúc tức giận, một quân lính người Xiêm đã vớ một khúc gỗ phang vào tượng làm sứt một miếng ở cánh tay. Ngay lập tức người lính Xiêm này hộc máu chết tại chỗ. Sau đó, một hôm dân làng lên núi thấy tượng Bà bèn cùng nhau khiêng tượng về lập miếu thờ. Tuy nhiên, cũng như lần trước, tượng nặng vô cùng, bao nhiêu trai tráng trong làng góp sức nhưng cũng không khiến cho bức tượng xê dịch được.
Lúc đó, bỗng một phụ nữ lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ và phán rằng, muốn thỉnh Bà xuống thì cần phải có 40 cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ mới có thể khiêng Bà xuống. Dân làng tin lời và làm theo. Quả thật linh nghiệm; tuy nhiên, đến chân núi Sam thì tượng Bà lại trở nên nặng trịch, không thể khiêng tiếp được nữa. Hiểu được dụng ý của Bà, dân làng liền cho lập đền thờ ở khu vực này.
Sự tích bà Chúa Xứ núi Sam thứ hai:
Kể lại rằng cách đây gần 200 năm, có một cô gái trong làng Vĩnh Tế bỗng lên đồng, tự xưng là Bà Chúa Xứ về núi Sam để cứu dân độ thế. Bà còn nói thêm là hiện nay, tượng Bà đang ngự trên núi, yêu cầu dân làng lên núi thỉnh về để thờ phụng. Dân làng liền phái 40 chàng thanh niên lực lưỡng lên núi để khiêng tượng, nhưng cũng không thể xê dịch bức tượng. Lúc đó, cô gái lại lên đồng và cho dân làng biết chỉ cần 9 cô gái đồng trinh là có thể khiêng được. Quả thật linh nghiệm; đến chân núi Sam, dây khiêng tượng bị đứt, thế là dân làng hiểu ý Bà mà cho lập miếu thờ Bà ở đây.
Sự tích bà Chúa Xứ thứ ba:
Thì cho rằng, dưới thời Thoại Ngọc Hầu trấn thủ Châu Đốc, đeo ấn bảo hộ Cao Miên, vợ ông (tức là bà Châu Thị Tế) ở nhà thường cầu nguyện cho ông bình an trở về, nếu được thì sẽ lập chùa thờ Phật để báo ân phù hộ. Sau khi Thoại Ngọc Hầu trở về, ông vì cảm kích trước tấm lòng của vợ mình nên đã cho quân lính sang tây Trấn Thành chở cốt Phật về lập chùa để thờ, đặt tên là chùa Tây An. Chùa xây xong, ông lo ngại tin đồn ác ý rằng xây chùa để thờ Phật của giặc nên đưa pho tượng ra ngoài chùa, lập miếu thờ để tránh phiền phức.
Sự tích bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc thứ tư:
Thì kể về việc một thiếu phụ Cao Miên đi tìm chồng, đến chân núi vì quá mệt mỏi nên đã ngồi nghỉ, sau đó bà đã hóa đá ở chân núi này. Sau đó, linh hồn người phụ nữ này nhập vào cốt đồng để nói về quá khứ và tương lai để giúp đỡ những người hiền và trừng phạt những người xấu. Dân làng liền lập miếu thờ và gọi bà là Bà Chúa Xứ.
Xem thêm
Nghi thức cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ
Sắm lễ cúng 49 ngày cần những gì? Bài văn cúng 49 ngày
Điếu văn khóc cha
Cách viết sớ cúng gia tiên
Tết Thượng Nguyên là gì, vào ngày nào? Cách cúng Tết Thượng Nguyên
Văn khấn lễ Phật ở chùa
Nghi thức niệm chú Đại Bi tại nhà
Văn khấn cho người làm ăn, kinh doanh buôn bán
Mẫu điếu văn truy điệu liệt sỹ