Người hướng nội là gì? Làm sao để biết mình hướng nội hay ngoại?
Nhắc tới người hướng nội, đa phần mọi người nghĩ rằng họ là những người dè dặt, ít nói, thường tập trung vào cảm xúc bên trong hơn là giao tiếp bằng lời nói. Quan điểm này không sai hoàn toàn nhưng chưa chính xác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về người hướng nội là gì, điều này không chỉ giúp cho các bạn biết được tính cách thật của bản thân, phân tích những suy nghĩ, hành động của mình mà còn giúp cho bạn kiểm soát hành vi của mình tốt hơn và đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
Người hướng nội là gì?
Bạn muốn có thêm kiến thức về người hướng nội là gì? Không như mọi người thường nghĩ là thiên hướng hướng ngoại hay hướng nội của một người thường xét dựa trên mức độ cởi mở hay nhút nhát. Sự khác biệt giữa hai xu hướng này nằm ở cách mà họ làm gì để nạp và tái tạo năng lượng, cụ thể:
Dấu hiệu của một người hướng nội là họ tái tạo năng lượng của mình bằng việc dành thời gian riêng tư cho bản thân, tập trung vào cảm xúc, suy nghĩ của chính mình. Họ thường bị mất năng lượng khi ở một môi trường phải tiếp xúc với nhiều người trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là những đám đông.
Còn với người hướng ngoại, họ nạp năng lượng cho chính mình bằng cách giao tiếp với mọi người. Những người này thường bị mất năng lượng khi phải ở một mình trong một khoảng thời gian dài.
Một số tính cách, đặc điểm của người hướng nội là gì?
Phần lớn, tính cách hướng nội sẽ tương đối trầm lặng, kín đáo, chỉn chu, cẩn thận. Họ không cố gắng tìm kiếm sự chú ý từ người khác hoặc tham gia các hoạt động xã hội bởi điều đó sẽ làm họ mệt mỏi và kiệt sức.
- Thích dành thời gian chăm sóc cho bản thân: Đối với người hướng nội, khoảng thời gian ở một mình chính là lúc năng lượng của họ được tái tạo, họ tận hưởng một không gian riêng và cảm thấy hạnh phúc với điều đó. Họ có thể đọc sách, làm đồ hand - made, viết nhật ký, xem phim, chơi game…
- Dễ rơi vào mệt mỏi khi phải tương tác với mọi người: Người hướng nội hiểu lúc nào họ cần nạp lại năng lượng. Tất nhiên sẽ không phải ai hướng nội đều trốn tránh những bữa tiệc, thậm chí một số người cũng tận hưởng những cuộc vui chẳng thua kém gì người hướng ngoại. Điều duy nhất khác biệt là tới lúc tiệc tàn là lúc mà họ về với chính mình, nạp năng lượng lại và bật trạng thái “reset” cho bản thân.
Nói như vậy nghĩa là người hướng nội vẫn sẽ giao tiếp tốt, tự tin và thân thiện với mọi người xung quanh, chỉ là sau đó họ cần khoảng riêng tư cho bản thân để cảm nhận được sự thoải mái như một cách để tái tạo năng lượng.
- Ưu tiên làm việc độc lập: Một dấu hiệu cho thấy bạn là người hướng nội là nếu buộc phải làm việc nhóm sẽ khiến bạn thấy bị choáng ngợp và kiệt sức. Khi được làm việc độc lập, bạn hoàn toàn thoải mái để phát huy tốt nhất sự sáng tạo, tập trung, đem đến hiệu quả công việc cao.
- Mối quan hệ bạn bè chỉ có người thân thiết: Vòng bạn bè người hướng nội hẹp hơn không có nghĩa họ không thích kết bạn hay tương tác xã hội. Thay vì nói chuyện phiếm, họ thực sự tận hưởng những cuộc trò chuyện có chiều sâu, để thấu hiểu những người thân thiết nhất của mình.
- Đời sống nội tâm cực kỳ phong phú: Thế giới của người nội tâm với “vô số” những suy ngẫm sống động, họ thường tự nghiên cứu về những thứ mình thứ, và quyết tâm theo đuổi sở thích, sẵn sàng học hỏi, tích lũy kiến thức. Cũng có thể vì thế mà người hướng nội đôi khi mất tập trung và để tâm trí lang thang ở đâu đó. Việc để tâm trí “trốn việc” trước mắt có thể là cách để bạn tự thư giãn trước những tình huống hỗn loạn hoặc không thoải mái.
- Thích viết lách: Một cách mà nhiều người hướng nội thường làm đó là thay vì giao tiếp thì bạn thích thể hiện dòng suy nghĩ của mình bằng việc viết lách. Mỗi khi trả lời một câu hỏi nào đó, bạn sẽ cân nhắc thật cẩn thận và để ý tới cảm xúc của đối phương.
Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?
Theo như nhà tâm lý học Hans Eyesenck cho rằng chỉ số RAS kích hoạt căng thẳng để xử lý với nguy hiểm đối mặt, từ đó:
- 15% người có mức căng thẳng thấp sẽ là người hướng nội: Họ dễ rơi vào căng thẳng hơn, ở trạng thái này, họ tỉnh táo và thu nạp nhiều dữ liệu nhiều hơn từ môi trường ngoài. Thế nên, những người này có xu hướng kiếm tìm nơi nào đó bình yên để có thời gian một mình nạp lại năng lượng và cơ hội quay về nội tâm để xử lý, suy nghĩ về những gì họ tiếp nhận từ bên ngoài.
- 15% người có ngưỡng kích hoạt cao là người hướng ngoại: Họ khó bị rơi vào căng thẳng hơn, tiếp nhận thông tin từ môi trường ít hơn. Họ tập trung vào sự tương tác thông qua trao đổi. Họ tái tạo niềm vui từ các buổi họp mặt, tiệc tùng. Một người hướng ngoại tràn đầy năng lượng khi ở cạnh người khác và nhàm chán, kiệt sức khi ở một mình.
- 70 % người còn lại nằm đâu đó ở giữa: Họ có các đặc tính nhiều hoặc ít của cả 2 loại đặc điểm trên. Họ có xu hướng tận hưởng cả thời gian dành cho người khác và dành thời gian một mình. Tùy thuộc vào tình huống và nhu cầu tại thời điểm đó.
So sánh người hướng nội và hướng ngoại
Bạn bị hấp dẫn bởi thế giới bên trong hay bên ngoài
Người hướng nội thường bị hấp dẫn bởi thế giới bên trong, họ nhận thức rõ suy nghĩ và cảm xúc bên trong. Ví dụ khi đi du lịch ở một địa danh nào đó, người hướng nội sẽ tập trung vào cảm xúc trong suốt chuyến hành trình. Còn người hướng ngoại bị hấp dẫn với thế giới bên ngoài như là cảnh vật thế nào, văn hóa, ẩm thực ra sao,...
Giao tiếp với người lạ
Nhiều người nhầm lẫn rằng người hướng nội thì ít nói, còn hướng ngoại thì nói nhiều, tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào mức độ thân thiết của người đó với người đang giao tiếp. Nhiều người hướng nội sẽ nói nhiều khủng khiếp nếu đang nói chuyện với bạn thân, và trong vài trường hợp người hướng ngoại sẽ chẳng hào hứng gì nếu tiếp chuyện với người lạ.
Khi giao tiếp với người lạ, người hướng ngoại sẽ ít ngại ngùng hơn, họ dễ dàng tiếp chuyện với người lạ, bắt đầu với mấy câu nói chuyện phiếm, xã giao thông thường. Có thể vì thế mà sự ngại ngần sẽ dần đi qua.
Ngược lại, người hướng nội lại khó nói chuyện với người lạ hơn bởi vì ngại ngùng sẽ kéo dài, nếu là một introvert điển hình thì việc bạn im lặng hàng tiếng cũng không có gì lạ cả. Không dễ dàng cho người hướng nội nói chuyện với người lạ, có chăng là kĩ năng giao tiếp của họ được luyện tập.
Mức độ mở lòng
Người hướng nội không dễ mở lòng với mọi người, họ có xu hướng mở lòng chỉ với một vài người ít ỏi như gia đình, bạn thân, những người cực kỳ tin tưởng. Và trong mắt họ, một số thông tin là bí mật mà chỉ chia sẻ được với vài người thôi.
Với người hướng ngoại họ dễ mở lòng hơn để tâm sự với người thân, bạn bè, đối với họ, đôi khi sẽ chẳng có bí mật gì cả. Họ có nhiều trải nghiệm, nhiều chuyện để nói nên chia sẻ cho người khác sẽ chẳng là gì khó cả.
Tận hưởng không gian riêng hay chốn đông người
Kiểm tra mình là người hướng nội hay hướng ngoại thì đặc điểm này có thể rất dễ để biết. Cụ thể người hướng ngoại sẽ thấy bức bối, tù túng khi phải ở một mình quá lâu hoặc không nói chuyện với ai. Sẽ là sự tra tấn “dã man” khi mà họ thiếu sự giao tiếp thế nên họ phải ra ngoài một tý, kiếm tìm sự giao tiếp với ai đó. Họ sẽ vui vẻ nhanh chóng nếu tụ tập ở những chỗ đông đúc, nhộn nhịp.
Trái lại, người hướng nội sẽ gần như kiệt sức khi phải tụ tập ở những chốn đông người hoặc buộc phải giao tiếp với nhiều người. Việc họ phải ở những bữa tiệc náo nhiệt, đông đúc đôi lúc sẽ là quá sức với họ và được coi là cực hình. Dễ thấy một cảm giác đặc trưng của introverts là sự lạc lõng tại một bữa tiệc nhiều người. Những cách mà để người hướng nội “sạc pin” cho chính mình đó chính là tận hưởng không gian riêng tâm sự với bạn thân, nghe nhạc, đi cà phê một mình, dạo phố ngắm nhìn mây trời,...
Ngôn ngữ giao tiếp và cách hành xử
Người hướng ngoại thường có phản ứng rất nhanh với nhiều vấn đề diễn ra, họ nghĩ nhanh, hành động cũng vậy. Đây có thể là nét đặc trưng của tính cách của extroverts và chính vì vậy họ dễ có xu hướng là người quyết đoán, dứt khoát trong nhiều vấn đề. Thậm chí, khi tiếp xúc, ta dễ cảm thấy họ vừa nói vừa suy nghĩ, và không mất nhiều thời gian để nói cũng như hành động.
Đối lập với người hướng ngoại, người hướng nội lại hành động và nói chuyện một cách chậm rãi, từ từ. Ngôn ngữ giao tiếp thường rất từ tốn có thể là họ mất thời gian suy nghĩ trước khi bộc lộ nó ra bằng ngôn từ. Rối đến cách mà họ hành xử, thế giới của người hướng nội gắn liền với từ khóa “chậm rãi, thong dong”. Đây cũng là một khuynh hướng nhà lãnh đạo mới trên thế giới, với những người điềm đạm, cẩn thận, từ tốn.
>>> Tham khảo thêm những bài viết khác:
- Caption nghèo tâm trạng, stt hết tiền hay, những câu nói hài hước về hết tiền
- Stt về thanh xuân tuổi trẻ hay, so deep, ý nghĩa
- Stt hay về ngày trời mưa, những câu nói hay về mưa
- Status (stt), cap hay về cuộc sống lúc đời buồn, tâm trạng mệt mỏi
- Những stt buồn về gia đình ngắn, hay khi mệt mỏi, buồn chán
Trên đây là những thông tin về người hướng ngoại là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn, mong rằng nội dung mà chúng tôi mang tới là hữu ích với các bạn! Cảm ơn các bạn đã theo dõi! Hẹn các bạn ở những bài viết khác cùng nhiều chủ đề thú vị khác!
Nếu có nhu cầu trang bị các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy điện lạnh, y tế sức khỏe, thiết bị văn phòng... chính hãng, chất lượng, bạn vui lòng tham khảo và đặt mua tại website hoặc liên hệ tới số hotline bên dưới để được nhân viên hỗ trợ thêm.
Xem thêm
Bad boy là gì? Dấu hiệu nhận biết bad boy
Thực dụng là gì? Thực dụng và thực tế khác gì nhau?
Chỉ số IQ là gì? IQ bao nhiêu là cao, thấp, trung bình?
Si tình là gì? Biểu hiện của kẻ si tình như thế nào?
69 là gì? Số 69 có ý nghĩa gì trong phong thủy và tình yêu?
Cột thu lôi là gì? Tác dụng, nguyên lý và cách làm cột thu lôi
CCCD nghĩa là gì? Số CCCD là gì?
Bae là gì? Bae nghĩa là gì trên mạng xã hội?
Nghề KOL là gì? Có mấy nhóm? Làm sao để trở thành KOL được yêu thích?