Hướng dẫn nhảy dây đúng cách và các kiểu nhảy dây
Nhảy dây là một môn thể thao không đòi hỏi quá cao về mặt kỹ thuật nhưng không phải ai cũng biết nhảy dây đúng cách. Hãy cùng tham khảo hướng dẫn dưới đây của chúng tôi để cùng luyện tập môn thể thao này một cách hiệu quả nhé!
Nhảy dây cần chuẩn bị những gì?
Nhảy dây là môt hoạt động thể thao mang lại rất nhiều lợi ích và tác dụng tích cực cho sức khỏe như giảm mỡ thừa, giảm cân, tăng sức bền và khả năng phản xạ, tốt cho tim mạch và xương, giúp giải tỏa stress và thư giãn... Hơn nữa, môn thể thao này cũng rất dễ tập luyện bởi không yêu cầu cao về kỹ thuật cũng như dụng cụ, không gian tập luyện nên rất phù hợp cho những người bận rộn, học sinh, sinh viên luyện tập nâng cao thể lực, trí lực...
Để tập nhảy dây, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ sau:
- Giày tập nhảy: Giày tập nhảy dây nên là loại giày thể thao mềm, nhẹ, có đế chống trơn và giảm lực càng tốt.
- Tất (vớ): Tất (vớ) nên chọn loại cotton, thấm hút mồ hôi tốt.
- Dây nhảy thể dục: Dây nhảy thể dục có nhiều loại đáp ứng nhu cầu tập luyện khác nhau nhưng dù là loại nào cũng nên chọn dây có chiều dài phù hợp với chiều cao, tốt nhất nên mua loại dây nhảy có thể điều chỉnh độ dài.
- Quần áo thể thao: Không nên mặc quần áo quá bó sát mà nên mặc đồ thoáng mát, gọn gàng, ôm vừa vặn cơ thể.
>> Xem thêm: Dụng cụ nhảy dây cần chuẩn bị những gì để đảm bảo hiệu quả tập luyện?
Bên cạnh việc chuẩn bị những dụng cụ nhảy dây cần thiết thì trước khi luyện tập, bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn nhảy dây đúng cách mà chúng tôi chia sẻ dưới đây để tránh bị chấn thương không đáng có khi tập sai kỹ thuật nhé!
Hướng dẫn nhảy dây đúng cách
Tại sao cần nhảy dây đúng cách?
Rất nhiều người thắc mắc tại sao phải nhảy dây đúng cách trong khi nhảy dây rất dễ và ai cũng có thể thực hiện được. Theo các chuyên gia y học thì việc nhảy dây đúng cách có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể như:
- Thúc đẩy hiệu quả đốt cháy chất béo, tăng tốc độ giảm cân và khiến bạn giảm cân nhanh hơn. Trong quá trình nhảy dây, hầu như tất cả các bộ phận của cơ thể sẽ tham gia, giúp giảm mất cơ và duy trì sự trao đổi chất cao nâng cao hiệu quả đốt cháy chất béo. Tham khảo: 5 Bài tập nhảy dây giảm mỡ bụng hiệu quả nhất.
- Nhảy dây là bài tập thể dục nhịp điệu, có thể cải thiện chức năng tim phổi của bạn, giữ cho bạn năng lượng thể chất trẻ trung và hoạt bát, nâng cao sức đề kháng và giảm thiểu bệnh tật.
- Nhảy dây đúng cách sẽ không khiến bắp chân bị to ra.
Tập nhảy dây đúng cách như thế nào?
Để nhảy dây đúng cách, chúng ta bắt đầu như sau:
- Bước 1: Trước khi khởi động, bạn nên khởi động thật kỹ để các khớp xương được linh hoạt qua đó cũng tránh được việc chấn thương.
- Bước 2: Dùng mũi chân trước để bật nhảy và tiếp đất. Khi tiếp đất, bạn nên lưu ý không tiếp đất bằng cả bàn chân hoặc gót chân để tránh gây chấn động lên não, khi nhảy trên không thì không nên cúi người quá mức, khi bật nhảy bạn chú ý giữ hơi thở tự nhiên và nhịp nhàng.
- Bước 3: Dùng hai tay giữ tay cầm ở hai đầu sợi dây, bình thường dùng một chân bước lên giữa sợi dây, gập khuỷu tay để nâng cẳng tay lên, dây duỗi thẳng đến độ dài thích hợp.
- Bước 4: Khi vung về phía trước, cẳng tay sát vào hai bên thân, khuỷu tay hơi duỗi ra, cánh tay trên xấp xỉ ngang thân mình, dùng cổ tay tạo thành vòng tròn, hai tay đặt ở hai bên thân.
Bạn nên thực hành từng bước, khi đã quen thì sẽ dần tăng tốc độ và thời gian tập luyện lên. Thời gian đầu mỗi bài tập có thể từ 5 - 10 phút, sau đó kéo dài dần thời gian. Thời gian nhảy dây nói chung không có bất kỳ hạn chế nào, nhưng để tránh gây khó chịu cho cơ thể thì bạn không nên nhảy dây trước và trong vòng nửa giờ sau bữa ăn và không nên uống nhiều nước trước khi nhảy dây.
Trước khi kết thúc buổi tập, bạn nên đi bộ với tốc độ chậm, thả lỏng cơ thể trong một khoảng thời gian để tuần hoàn máu trở lại bình thường trước khi dừng lại. Sau đó, hãy nhớ thực hiện một số động tác vươn vai, thư giãn trước khi bài tập thực sự kết thúc.
Một số kiểu nhảy dây phổ biến, dễ tập
Nhảy dây bằng 2 chân
Trọng tâm kỹ thuật nhảy dây bằng 2 chân đó là khi bật nhảy lên cao và tiếp đất thì gót chân của bạn không được chạm đất, chuyển động của sợi dây sẽ tỷ lệ thuận với tần suất di chuyển của đôi chân. Khi tập kiểu nhảy dây này, bạn không nhất thiết phải nhảy cao, chỉ nên bật nhảy vừa đủ để chân vượt qua được dây để tiết kiệm sức lực và có thể duy trì bài tập dài lâu hơn.
Nhảy dây đổi chân
Khi thực hiện kiểu nhảy này, bạn dùng một chân làm trụ để bật nhảy, chân kia co lên cao như tư thế chạy bộ sau đó đổi chân và thực hiện động tác tương tự. Kiểu nhảy dây đổi chân này giống như đang chạy tại chỗ, nhảy chân trước chân sau.
Nhảy dây nâng cao gối
Kỹ thuật của kiểu nhảy này tương tự như kiểu nhảy đổi chân nhưng khi bật nhảy, bạn sẽ nâng cao đầu gối 1 góc 90 độ trong mỗi lần nhảy, có thể thay đổi đều ở hai chân.
Nhảy dây 1 chân
Nhảy dây 1 chân là kiểu nhảy dây khá tốn sức, thường chỉ áp dụng cho những người đã nhảy dây thành thạo. Khi thực hiện, bạn đứng co một chân và dùng chân còn lại bật nhảy và vung dây đều đặn theo nhịp.
Trên đây là hướng dẫn nhảy dây đúng cách mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể thuận lợi luyện tập môn nhảy dây mỗi ngày một cách an toàn và vui vẻ.
Để tham khảo các loại dây nhảy thể dục chất lượng cao, đem lại cảm giác tốt nhất khi tập luyện, hãy truy cập ngay và tham khảo các sản phẩm của chúng tôi. META cam kết Hàng chính hãng, Uy tín lâu năm, Dịch vụ Giao hàng & Bảo hành trên toàn quốc.
Liên hệ ngay hotline dưới đây để được hỗ trợ mua hàng nhanh nhất:
>> Tham khảo thêm:
- Nhảy dây đốt bao nhiêu calo? Nhảy dây 100 cái giảm bao nhiêu calo?
- Nhảy dây có tác hại gì không? 5 Tác hại của nhảy dây sai cách
- Dây nhảy thể dục có đồng hồ đếm số vòng nào tốt, giá rẻ?
- Những lợi ích bất ngờ của tập tạ với nữ giới
- Top dây nhảy thể dục giá rẻ tốt, siêu bền được ưa chuộng nhất
Xem thêm
Paralympic Tokyo 2021 diễn ra khi nào? Lịch thi đấu Paralympic Tokyo
Khám phá: Huy chương Olympic đầu tiên của Việt Nam - Huy chương vàng Olympic đầu tiên của Việt Nam
Việt Nam có bao nhiêu suất tham dự Olympic Tokyo 2020/2021? Lịch thi đấu của đoàn Việt Nam
Mẫu áo đấu PSG 2021/2022 sân nhà, sân khách mới nhất
Lịch thi đấu chi tiết bảng D tại EURO 2024
Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 32 mới nhất hôm nay
Thế vận hội mùa đông bắt đầu tổ chức từ năm nào, ở đâu, có những môn thi đấu gì?
Đội hình, lịch thi đấu đội tuyển Đức vòng bảng World Cup 2022
Đội hình, lịch thi đấu đội tuyển Thụy Sĩ vòng bảng World Cup 2022