Tuyệt chiêu luộc rau xanh mướt mà đảm bảo giữ nguyên dinh dưỡng
Rau luộc là một món ăn rất được ưa thích trong mỗi gia đình. Tưởng tượng xem, vào những trưa hè nóng bức, một bữa cơm với đĩa rau luộc sẽ giúp chúng ta ngon miệng hơn. Có điều, công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết luộc rau sao cho đúng. Để có được những đĩa rau luộc xanh mát mà vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng, xin giới thiệu cho bạn một số mẹo sau.
Luộc rau xanh mướt
Chọn rau xanh như thế nào?
Để có món rau luộc đảm bảo, việc chọn mua rau là vô cùng quan trọng. Các bạn nên cân nhắc những loại rau đảm bảo an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình.
Trong giai đoạn này bạn cần chú ý. Do thói quen, chúng ta khi mua rau về thường cắt rau loại bỏ phần già, phần rễ sau đó mang đi rửa, điều này vô tình làm cho chất dinh dưỡng trong rau bị hòa tan vào nước, đặc biệt là vitamin C, cùng một số chất dinh dưỡng khác như vitamin B, khoáng chất và protein. Rau sẽ không còn đảm bảo chất dinh dưỡng như ban đầu. Vì vậy, bạn nên rửa sạch rau trước sau đó mới tiến hành cắt và loại bỏ phần thừa.
Cách luộc rau xanh và giữ được chất dinh dưỡng
1. Giai đoạn rửa rau
Rau thường chứa nhiều đất, trứng giun sán vi khuẩn và thuốc bảo vệ thực vật. Để loại bỏ các thành phần này thì việc rửa rau từ 3 - 4 lần bằng nước sạch là chưa thực sự hiệu quả.
Cách tốt nhất để loại bỏ là rửa rau trực tiếp dưới vòi nước, đây là cách rửa trôi rất hiệu quả giúp làm sạch lượng hóa chất trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng còn tồn đọng trên lá rau. Đặc biệt đối với những loại rau trồng dưới nước thì càng nên cẩn thận hơn vì trong nước có chứa rất nhiều vi khuẩn, ký sinh trùng mà mắt thường không nhìn thấy. Sau khi rửa rau sạch, tiến hành ngâm rau với nước muối để diệt vi khuẩn.
Rửa rau
2. Giai đoạn ngâm rau
Do rau mua ngoài chợ, theo suy nghĩ của chúng ta thì trong rau sẽ có nhiều chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, chất kích thích gây hại cho sức khỏe khi chúng ta sử dụng, vì vậy mà nhiều người hay ngâm rau rất lâu với nước muối. Điều này sẽ làm cho quá trình thẩm thấu ngược diễn ra, nước sẽ ngấm vào trong rau khiến cho rau bị hỏng, mềm, nát và các chất dinh dưỡng trong rau cũng sẽ bị rửa trôi ra nước.
Do vậy chúng ta chỉ nên ngâm rau từ 5 - 7 phút sau đó rửa lại với nước sạch và tiến hành bước tiếp theo.
Ngâm rau xanh
3. Giai đoạn luộc rau
Trong quá trình luộc rau, hơi nước sẽ bay lên, kéo theo đó là một số thành phần axit hữu cơ có hại cho cơ thể.
Vì vậy khi luộc rau chúng ta nên mở nắp vung để loại bỏ chất độc hại và đồng thời sẽ giữ lại được lượng Magie, chất diệp lục trong rau, giúp cho rau sau khi luộc sẽ xanh mát và tươi như lúc ban đầu.
4. Giai đoạn hoàn thành và thưởng thức
Rau sau khi được luộc chín phải được cho ngay ra đĩa, không ngâm rau quá lâu trong nước luộc sẽ khiến cho rau bị nát và chuyển màu, các chất dinh dưỡng cũng không còn được giữ lại trong rau. Bạn nên ăn rau ngay sau khi luộc như vậy sẽ rất ngon và bổ dưỡng, rau luộc chỉ nên ăn trong một bữa, ăn hết và không để lại đến bữa sau.
Một số gia đình có thói quen chờ rau nguội rồi mới ăn, như vậy sẽ khiến cho lượng vitamin trong rau mất đi và rau sẽ không còn đủ chất dinh dưỡng như ban đầu. Nếu ăn không hết, bạn nên bỏ rau đi, không nên cho vào tủ lạnh vì như vậy hàm lượng nitrate trong rau sẽ chuyển hóa thành nitrite chất gây ung thư cực kỳ có hại cho sức khỏe của bạn và người thân trong gia đình.
Trên đây là một số mẹo nhỏ gửi đến các bạn giúp các bạn có những bữa ăn trong lành và tươi mát với giá trị dinh dưỡng cao từ món rau luộc.
Quý khách có nhu cầu mua các loại nồi giá tốt, tham khảo địa chỉ mua hàng uy tín tại:
Xem thêm
Cách đuổi thằn lằn ra khỏi nhà hiệu quả nhất với 10 mẹo đơn giản
Cam Canh là cam gì? Cách chọn cam Canh ngon và bảo quản cam Canh tươi lâu
Mùa mưa nên giặt và phơi quần áo như thế nào để nhanh khô hơn?
Cách rửa hoa quả sạch đúng cách và những sai lầm cần tránh
Paraben là gì? Mỹ phẩm chứa paraben gây tác hại thế nào?
Cách phân biệt baking soda và baking powder
Thỏ ăn gì? Thức ăn cho thỏ tốt nhất
10 Cách giải rượu bia nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
Cách làm sữa tươi trân châu đường đen “sốt xình xịch”