Luật chơi, cách chơi cờ vây cơ bản cho người mới bắt đầu
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về bộ môn cờ vây thì hãy tham khảo ngay cách chơi cờ vây cơ bản được chúng tôi giới thiệu trong bài viết này nhé!
Cờ vây là gì?
Cờ vây (Hán tư: 围棋 có nghĩa là vây kỳ) là một trò chơi dạng chiến lược trừu tượng cho hai người chơi, trong đó mục tiêu là bao vây nhiều lãnh thổ hơn đối thủ. Trong tiếng Anh, cờ vây gọi là "go", được mượn trực tiếp từ tiếng Nhật “igo”. Trò chơi được phát minh ở Trung Hoa thời cổ đại vào hơn 2.500 năm trước, và được coi là trò chơi bảng lâu đời nhất còn được tiếp tục chơi cho đến ngày hôm nay.
Trong những năm gần đây, để tiếp tục duy trì sự phát triển của cờ vây, nhiều CLB, nhiều liên đoàn cờ vây đã được thành lập ở các nước và giúp bộ môn này dần được nhiều người chú ý hơn. Tính đến giữa năm 2008, có khoảng trên 40 triệu người chơi cờ vây trên toàn thế giới, một phần rất lớn người chơi sống tại khu vực Đông Á. Tính đến tháng 12 năm 2015, Liên đoàn cờ vây quốc tế đã có tổng cộng 75 quốc gia thành viên và bốn tổ chức hiệp hội thành viên ở các quốc gia khác nhau.
Tại Việt Nam, cờ vây cũng đang dần trở thành một bộ môn được nhiều người trẻ yêu thích và mong muốn được tìm hiểu. Vậy chơi cờ vây như thế nào? Chơi cờ vây cần những gì? Chúng ta hãy cùng tiếp tục tìm hiểu nhé!
Dụng cụ chơi cờ vây
Để có thể bắt đầu học chơi cờ vây thì chúng ta cần có bàn cờ và quân cờ. Bàn cờ vây có hình vuông, có 19 đường ngang dọc giao nhau, tạo thành 361 giao điểm. Trên bàn có 9 chấm đen gọi là sao, giúp người chơi dễ dàng định vị trên bàn cờ. Điểm sao chính giữa bàn cờ thường gọi là Thiên Nguyên hay tengen. Thông thường, nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về cờ vây thì thường sẽ được hướng dẫn chơi trên bàn cờ cỡ nhỏ 9×9, sau đó là 13×13.
Quân cờ vây có 2 màu đen và trắng thường được làm bằng sành, sứ, nhựa, thủy tinh, đôi khi có thể là pha lê. Khi đánh, người chơi sẽ đặt các quân cờ xuống bàn cờ tại các giao điểm. Các quân cờ đứng cạnh nhau (ngang, dọc) sẽ tạo thành các nhóm quân. Các giao điểm trống cạnh quân hoặc nhóm quân (ngang, dọc) gọi là khí. Quân hoặc nhóm quân nào hết khí sẽ bị nhấc ra khỏi bàn cờ trở thành tù binh.
Luật chơi, cách chơi cờ vây
Cờ vây là một loại cờ mà nhiệm vụ của hai người chơi là xây dựng những vùng đất cho mình. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với cờ tướng, cờ vua, Caro hay Othello như nhiều người vẫn tưởng.
Cờ vây cũng chơi theo lượt như các loại cờ khác, mỗi lượt người chơi đặt 1 quân. Người cầm quân đen đi trước. Mục đích cuối cùng của người chơi cờ vây là phải thu được càng nhiều Đất càng tốt. Đất ở đây được hiểu là:
- Những khu vực trên bàn cờ được bao vây hoàn toàn bởi quân mình hoặc bởi quân mình với các biên bàn cờ.
- Số lượng đất được tính bằng số giao điểm trống nằm bên trong khu vực mình bao vây, không tính quân cờ.
Nếu không cần thiết, người chơi có thể bỏ qua lượt chơi của mình, tuy nhiên, nếu cả 2 người cùng bỏ qua thì ván cờ kết thúc. Số điểm của mỗi người bằng số quân cờ bắt được cộng với số đất vây được hoàn toàn bằng quân của mình, ai nhiều điểm hơn thì người đó thắng.
Một quân cờ vây khi đặt xuống bàn phải có ít nhất 1 khí và không di chuyển nữa. Bên cạnh đó, khi chơi cờ vây người chơi không được đánh quẩn, tức là không được đánh 1 nước lặp lại 1 trạng thái trước đây của bàn cờ.
Ngoài ra, trong khi chơi cờ sẽ có một số thuật ngữ dưới đây mà bạn cần nắm rõ.
Khí
Khí là các giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ. Mỗi quân cờ đứng ở giữa bàn thường sẽ có 4 "khí", đứng ở biên có 3 "khí" và đứng ở góc có 2 "khí". Nếu một quân hoặc một nhóm quân không còn "khí", quân đó hoặc nhóm quân đó sẽ bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. Nếu có một quân/nhóm quân chỉ còn một "khí", điều đó có nghĩa là nó đang bị đe dọa và quân/nhóm quân đó sẽ bị đối phương bắt ngay sau nước đi tiếp theo (gọi là "đả cật").
Nếu một người chơi đoạt nốt "khí" cuối cùng của một quân hay nhóm quân của đối phương, anh ta sẽ nhấc quân đó ra khỏi bàn cờ và những quân cờ đó dùng để trao đổi tù binh khi tính điểm.
Tự tử
Trong luật chơi cũng không cho phép việc chiếm nốt "khí" cuối cùng của chính quân hay nhóm quân của bạn, trừ phi việc này dùng để bắt một vài quân bao vây của đối phương. Những quân chắc chắn đã chết, chạy đến đâu cũng không thoát gọi là quân "chết kỹ thuật" và được bỏ ra lúc hết ván.
Kiếp
Khi bạn bắt một quân đôi khi sẽ xảy ra trường hợp bên đen có thể chơi ở điểm B và bắt bên trắng điểm A. Tiếp theo, đến lượt đi của bên trắng. Lúc này, bên trắng lại có thể đặt quân tại điểm A và bắt bên đen, điều này có thể dẫn đến việc quay trở lại như tình huống ban đầu. Trường hợp này được gọi là "kiếp" (劫, コウ, kō).
Để tránh việc này xảy ra lặp đi lặp lại, người ta đã đặt ra một quy tắc là "kiếp". Quy tắc này nói rằng, không được phép lặp lại một trạng thái (vị trí quân và lượt đi) đã có trước đây ở bàn cờ, trừ trường hợp 2 người cùng nhường lượt đi.
Nếu bên đen bắt bên trắng ở A, bên trắng không được phép bắt lại bên đen ngay lập tức mà cần phải đặt quân ở nơi nào đó khác. Điều này sẽ dẫn tới khả năng là bên đen sẽ đặt tiếp quân tại B để tránh bị bên trắng bắt. Nếu bên đen không đi nước nào khác, bên trắng có thể bắt lại quân đen, bởi vì bây giờ, vị trí trên bàn cờ đã thay đổi, không giống như trước.
Đe dọa kiếp
Nếu bị "kiếp" trong những tình huống quan trọng đe dọa đến nhóm quân lớn, người chơi có thể đặt quân của mình vào những ô có thể "đả cật" các đám quân lớn quân đối phương mà thực tế quân của bạn sẽ chết. Đối phương sẽ phải chọn một trong hai trường hợp: Hoặc ăn đám lớn của bạn và bạn ăn đám lớn mà bạn vừa chẹt, hoặc ăn quân mà bạn vừa chẹt để cứu đám quân của mình.
Tạo mắt
Khi một đám quân trong vùng của đối phương và không có đường thoát, để có thể sống, đám quân đó cần tạo ít nhất hai mắt nhỏ. Một mắt nhỏ là có 1 đến 2 khí trống. Một mắt lớn là có nhiều hơn 2 khí và có thể coi là 1 vùng đất. Thông thường, muốn chỉ cần tạo 1 mắt lớn cần tạo trên 5 khí ở góc và biên và trên 6 khí ở trung tâm thì sẽ có nhiều khả năng sống vì khi bị xâm nhập sẽ dễ dàng tạo mắt nhỏ.
Chấp quân
Các đấu thủ chơi cờ vây có thể đa dạng về trình độ. Người chơi giỏi hơn có thể chơi handicap (chấp quân) với người chơi kém hơn, từ đó có thể khiến cuộc chơi thú vị và công bằng hơn. Thông thường, số quân chấp nhiều nhất là 9 quân và người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen để được đi trước. Những quân được chấp thường có một số vị trí xác định trên bàn cờ. Sau khi những quân cờ này được đặt lên bàn cờ, quân trắng bắt đầu nước đi đầu tiên.
>> Xem thêm: Cách chơi cờ tướng cơ bản và mẹo đánh cờ tướng giỏi
Học chơi cờ vây ở đâu?
Hiện nay tại Việt Nam, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng có khá nhiều CLB cờ vây để bạn có thể học chơi cờ vây. Tuy nhiên, nếu ở địa phương bạn không có CLB cờ vây hoặc bạn không có điều kiện đi học thì bạn cũng hoàn toàn có thể học chơi cờ vây online thông qua các tài liệu dạy chơi cờ vây, các hội nhóm trên Facebook hoặc qua các kênh YouTube, ví dụ như kênh YouTube dưới đây:
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết được cách chơi cờ vây cơ bản như thế nào. Mong rằng bạn sẽ tiếp tục có thêm hứng thú để tìm hiểu và rèn luyện trò chơi trí tuệ đầy thú vị này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về các bộ môn cờ cũng như các môn thể thao hấp dẫn khác trên thế giới bằng cách truy cập vào . Hẹn gặp lại bạn trong các bài viết sau của chúng tôi!
Tham khảo thêm
- Cách chơi cờ vua cơ bản cho người mới bắt đầu: Cách xếp, luật chơi
- Hướng dẫn chơi cờ vua với máy tính, cờ vua online 2 người miễn phí
- Cách chơi bài Uno đúng cách, luật chơi Uno chuẩn nhất
- Cách giải rubik 3x3, cách chơi rubik 3x3 cơ bản cho người mới chơi
- Hướng dẫn công thức xoay rubik 3x3 nâng cao nhanh nhất
- Cách chơi cờ cá ngựa, luật chơi cờ cá ngựa chuẩn cho người mới bắt đầu
Xem thêm
Cách đổi tên màu xanh, viết chữ màu xanh trong Liên Quân
Cách sửa lỗi #10027 Play Together không thể tìm thấy máy chủ của thị trấn
Thời gian và cách đào kho báu trong Play Together
Cách nhập Code Play Together iOS, Android
Đi top trong Liên Quân là gì? Cách đi top trong Liên Quân
Code Cửu Vĩ Đại Chiến mới nhất tháng 1 và cách nhập
Code Đấu thần tuyệt thế mới nhất 2024 và cách nhập
Cách giải Rubik 3x3
Code Thượng Cổ Truyền Kỳ mới nhất tháng 1 và cách nhập